Đặng Huy Văn Giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
Tôi có một người bạn ở Móng Cái, Quảng Ninh.
Sáng sớm ngày 17/2/1979, quân Tàu đã bất ngờ dùng hàng chục sư đoàn quân ồ ạt tràn qua 6 tỉnh Biên Giới Phía Bắc của nước ta tàn sát hàng ngàn dân thường, trong đó phần lớn là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Gia đình bạn tôi có bốn người là bố mẹ già, vợ và một đứa con gái nhỏ đã bị chúng giết hại một cách dã man. Nhân ngày mai, 17/2/2012 là ngày giỗ lần thứ 33 của những người ruột thịt trong gia đình anh ấy, tôi xin gửi tới quý báo vài dòng cảm thương để sẻ chia với những mất mát đau thương mà anh ấy đã phải chịu đựng trong hàng chục năm qua.
Hà Nội, ngày 16/2/2012 Đặng Huy Văn.
Sáng sớm ngày 17/2/1979, quân Tàu đã bất ngờ dùng hàng chục sư đoàn quân ồ ạt tràn qua 6 tỉnh Biên Giới Phía Bắc của nước ta tàn sát hàng ngàn dân thường, trong đó phần lớn là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Gia đình bạn tôi có bốn người là bố mẹ già, vợ và một đứa con gái nhỏ đã bị chúng giết hại một cách dã man. Nhân ngày mai, 17/2/2012 là ngày giỗ lần thứ 33 của những người ruột thịt trong gia đình anh ấy, tôi xin gửi tới quý báo vài dòng cảm thương để sẻ chia với những mất mát đau thương mà anh ấy đã phải chịu đựng trong hàng chục năm qua.
Hà Nội, ngày 16/2/2012 Đặng Huy Văn.
Lớn lên bắt tôm bắt cá
Xa em những chiều nắng hạ
Thuyền anh biển cả phiêu bồng
Hay đâu biển chiều tím biếc
Bão giông ập vào ai biết
Thuyền anh có vẹn toàn không?
Trông như hòn vợ hòn chồng
Nguy nan rồi anh mới hiểu
Chỉ mình em đợi chờ trông
Mình em chăm mẹ chăm cha
Trường Sơn nhiều đêm thức giấc
Gặp em trong mộng xót xa!
Hay tin giặc giết em rồi!
Quân Tàu tràn qua Móng Cái(1)
Dã man giết cả con tôi!
Xác cha vứt ngoài bờ giậu
Cộng Sản ư? Quân khát máu!
Lẽ nào trời đất dung tha?
Khóc con mà ra nông nỗi
Em ơi, chính anh có tội!
Dối em: “Vô sản một nhà!”
Muôn năm Việt Nam - Trung Hoa!(2)
Giờ đây cô đơn anh khát
Tình Em Biển Cả Hiền Hòa!
(1) Sáng sớm ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta tàn sát hàng ngàndân thường trong đó phần lớn là ông bà già, phụ nữ và trẻ con.
(2) Trích lời một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
No comments:
Post a Comment