Những ngày tháng 5/2012, truyền thông dưới sự kiểm soát của chế độ lẫn tự do dồn dập đưa tin về vụ đánh đập dã man trong vụ cưỡng chế Văn Giang – Hưng Yên mà nạn nhận được cho là nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của đài Tiếng nói Việt Nam.
Đồng thời truyền thông cũng đưa tin tuy không quan trọng nhưng cũng là một điểm nhấn nếu so sánh sự tương phản của 2 thể chế chính trị “một tòa án tại tiểu bang California (Mỹ) đã đưa ra xét xử Lý Tống, người bị tố cáo đã xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cách đây 2 năm” – theo vov.vn. Thậm chí có báo trong nước còn giật tít với tựa đề “Lý Tống có thể đối mặt mức án 5 năm tù“.
Thực sự tôi là người Việt, sống ở nước Việt nên không biết gì về xứ sở tự do bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu có chỉ qua phim ảnh, Internet và những điều được tuyên truyền từ thở bé cho đến khi xuất hiện Internet.
Về mặt tình cảm và quan điểm chính trị theo dòng chính thống hiện nay thì tôi không có cảm xúc đối với những hoạt động của ông Lý Tống trong quá khứ. Nhưng việc truyền thông của chế độ và một số diễn đàn, nick tạm gọi là Hồng Vệ Binh bảo vệ chế độ một cách cuồng loạn – duy ý chí nhằm công kích, lên án Ông những năm trước theo một cách nào đó khiến tôi đâm ra chú ý đến Ông.
Theo những gì theo báo chí trong nước đưa tin, chỉ vì xịt hơi cay vào ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng mà ông Lý Tống có thể đối mặt với mức án 5 năm tù thì quả thật luật pháp nước Mỹ rất tôn trọng nhân quyền kể cả có phải công dân nước Mỹ hay không. Theo những gì tôi tìm hiểu trên Intrernet, ông Lý Tống là công dân Mỹ trong khi ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng thì là công dân Việt Nam.
Trong khi đó ở Việt Nam, có quá nhiều vụ việc kẻ tàn ác đánh chết dân lành còn tìm cách ngụy tạo nạn nhân tự tử để lại thư tuyệt mệnh, nếu như chẳng dấu được thì sẽ bị vu vạ vào tội chống người thi hành công vụ, sốc thuốc đại loại. Chưa hết, tôi còn nghe đồn đoán có vụ sát thủ cứa cổ người ta lại đẩy người yêu của mình phải “hình nhân thế mạng” nhận tội thay cho mình. Thật là bất nhân, bất nghĩa !
Về việc anh Nguyễn Ngọc Năm, có quá nhiều báo chí, blogger mổ xẻ và bây giờ đã có các luật sư lên tiếng mạnh mẽ nên tôi cũng chỉ biết hóng hớt mà thôi. Nhưng tôi thấy có vẻ đa số người ta (tức truyền thông của chế độ) không thực tâm chú ý đến thân phận những người bất hạnh, khổ sở nhất về lâu về dài chính là những nông dân bị cưỡng chế ở Văn Giang nói riêng và các nông dân bị oan ức ở các vùng miền khác nói chung mà chỉ xoáy vào tình tiết có tính sự vụ. Trong khí đó những thành phần quan tâm sâu sắc và đồng cảm với người nông dân là một số nhà báo (vượt lề), một số nhân sỹ/trí thức/nhà văn-thơ/luật sư không bàng quan với thời cuộc và các bloggers tự do (can đảm) đã xuống thực địa thì được gom lại và bị tuyên truyền là “phản động”, có sự cấu kết giữa trong và ngoài nước.
Bao nhiêu đồng cảm, ưu ái dành cho 2 nhà báo dũng cảm đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm viết bài ca ngợi, ủng hộ việc cưỡng chế và nhăm nhăm tìm sai sót, quá khích của nông dân thì quả là trớ trêu làm sao!? Nhưng ngay cả việc anh Nguyễn Ngọc Năm có đứng về phía quyền lợi người nông dân thì tôi vẫn chạnh lòng, thấy thương và ngưỡng mộ cho những người âm thầm – vô danh trong quá khứ đấu tranh cho người nghèo, dân oan nhưng rồi số phận của họ lại trở thành bi đát, khốn khổ. Bởi vì nếu anh Năm không phải công tác ở một tòa báo cộm cán và là đảng viên của ĐCSVN (theo suy luận) thì câu chuyện đã chìm vào quên lãng và anh Năm sẽ phải khổ sở hơn nhiều nếu như đứng về phía quyền lợi của nông dân.
Gần đây nhất nhờ có Internet, tôi biết đến ông Trương Minh Đức (*) ở Kiên Giang vừa được trả tự do sau 5 năm ngồi tù. Trong kí ức những năm 1995, tôi đã từng biết một thầy giáo ở miền Tây Nam Bộ vì chấp bút cho nông dân khiếu kiện đất đai cuối cùng bị sách nhiễu, đuổi việc, vu khống đủ điều.
Không rõ báo chí trong nước được bật đèn xanh đồng loạt lên tiếng, hay vì bênh vực cho đồng nghiệp mà đã can đảm vượt thoát? Hay chỉ là đòn gió, đánh lạc hướng tập trung dư luận chú ý vào sự vụ đánh đập để quên đi sự kiện cưỡng chế? Huặc giả giặc Tàu sắp tới chuẩn bị có những hành động ngang ngược mà chính quyền TW lo sợ nhân dân tự phát lại đi biểu tình nên cứ để báo chí mặc sức tố lại UBND và CA Hưng Yên cho thêm phần sôi động nhằm chiếm bút mực, thời gian suy nghĩ của mọi người càng nhiều càng tốt?
Không muốn viết thêm nữa, tôi xin kết luận như tựa đề bài viết :
Cám ơn vụ án Lý Tống, không cám ơn sự việc Nguyễn Ngọc Năm !
http://donghailongvuong.wordpress.com/2012/05/12/cam-on-vu-an-ly-tong-khong-cam-on-su-viec-nguyen-ngoc-nam/
No comments:
Post a Comment