
Liên Minh Âu Châu (EU) và Việt Nam vừa khởi đầu đàm phán Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA).
Chúng ta hãy cùng gửi email đến
ông Karel de Gucht (Cao Ủy Thương Mại Liên Minh Âu Châu) và bà
Catherine Asthon (Đại diện tối cao của Liên Minh Âu Châu về ngoại
giao và chính sách an ninh) để đòi EU áp lực lên Việt Nam về mặt
nhân quyền, trả tự do cho Nhạc sĩ Việt Khang,TS Nguyễn Quốc Quân,Điếu Cày, Paulus Lê Sơn và 16 TNCG.
Bản tiếng Việt của Thỉnh nguyện thư
Ông
Karel de Gucht
Cao
Ủy Thương Mại
Liên Minh Âu Châu
Bà
Catherine Asthon
Đại
diện tối cao
của Liên Minh Âu Châu về ngoại
giao và chính sách an ninh
Về
việc: Việt
Nam cần tôn trọng nhân
quyền nếu muốn
ký Hiệp định
thương mại tự
do với Liên Minh
Âu Châu
Chúng
tôi xin được viết thư
sau đây kêu gọi Liên Minh Âu
Châu phải đặt vấn đề
nhân quyền và tôn trọng
luật pháp cùng Việt
Nam như là một
điều kiện
cần thiết khi
đàm phán Hiệp định
thương mại tự
do Việt Nam-EU(EVFTA).
Từ
nhiều năm qua, Việt
Nam đã bị thế giới
liên tục chỉ trích vì
vấn đề đàn
áp nhân quyền và với
chiều hướng
gần đây cho thấy
tình hình ngày càng tồi tệ
hơn, nhất
là việc lạm dụng
luật pháp để bịt
miệng những
tiếng nói ôn hòa
trong nước. Nhà cầm quyền Hà
Nội đã không ngần ngại
dùng những điều
luật như Điều
79 (Lật đổ chế
độ), 88 (Tuyên
truyền chống
phá nhà nước) và 84
(Khủng bố) để
vu khống và bắt
giam những nhà đấu
tranh cho nhân quyền và dân
chủ. Những
trường hợp
điển hình trong thời
gian gần đây như TS
Nguyễn Quốc
Quân, nhạc sĩ Việt
Khang, bloggers Điếu Cày, Paulus
Lê Sơn và 16 thanh niên
công giáo khác.
Ngoài
ra, Việt Nam cũng đã gia tăng nỗ lực
để kiểm soát
và tấn công quyền
tự do thông tin mạng
qua những hình thức
như ngăn chặn
tường lửa
các trang mạng xã hội,
facebook, dùng tin tặc để tấn
công những trang mạng thông tin ngoài luồng và
ngay cả cài mã độc để
theo dõi người
dùng.
Tất
cả những điều
trên đã phản ảnh lên
sự khinh thường
dư luận, không
tôn trọng những
qui ước quốc
tế mà Việt
Nam đã cam kết nhưng
tệ hại hơn
nữa là việc
xử dụng luật
pháp tùy tiện cũng như
đàn áp những
người xử dụng
internet sẽ trực
tiếp ảnh
hưởng đến
các phát triển thương
mại, mậu dịch
và đầu tư mà
Liên Minh Âu Châu đang dự tính
đàm phán cùng với Việt
Nam.
Chúng
tôi kêu gọi Liên Minh Âu Châu hãy
nhân cơ hội
này yêu cầu chính phủ
Việt Nam phải chấm
dứt các đàn áp nhân
quyền, tuyệt đối
tôn trọng luật pháp và
bằng mọi cách
phải bảo vệ
quyền tự do
internet.
No comments:
Post a Comment