Các cuộc kiểm tra trinh tiết bắt buộc là minh chứng rõ nhất cho những khó khăn của phụ nữ Ai Cập một năm sau chính biến.
Ban đầu Samira Ibrahim không dám kể với cha rằng cô bị binh lính bắt tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, lột hết áo quần và bị cưỡng bức “kiểm tra trinh tiết”.
Nhưng cha cô cuối cùng cũng thấy dấu vết của cuộc kiểm tra trên thân thể con gái. Chúng gợi lại những ký ức kinh hoàng khi ông bị giam giữ và tra tấn dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak. “Lịch sử đang lập lại”, ông nói với tờ The New York Times và gia đình Ibrahim quyết tâm phát đơn kiện ra tòa chống lại giới quân sự.
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, giới chức quân sự Ai Cập hồi tháng 6.2011 lần đầu tiên thừa nhận về “kiểm tra trinh tiết” đối với những người biểu tình nữ. Vấn đề này có từ thời ông Mubarak và vẫn còn sau này khi người dân tiếp tục đổ ra đường phản đối chính quyền quân sự. Theo BBC, hành động này được cho là nhằm bảo vệ quân đội khỏi các cáo buộc hãm hiếp.
Những người bị bắt phải cởi hết áo quần dưới ánh mắt của nhiều binh lính nam giới, thậm chí một số binh sĩ còn dùng điện thoại di động chụp ảnh.
Sau đó, các bác sĩ cả nam lẫn nữ tiến hành kiểm tra. Nếu nạn nhân không còn trinh, quân đội sẽ tuyên bố không chịu trách nhiệm về “hoạt động tình dục” của cô trong quá trình bị giam giữ. Còn nếu nạn nhân “còn nguyên” trước và sau khi được thả thì càng chứng minh “không ai làm gì cô ta cả”.
Theo The New York Times, vụ kiện của Ibrahim đã thành công phần nào. Hồi tháng trước, tòa án ra lệnh cấm kiểm tra trinh tiết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ lệnh này sẽ được áp dụng đến đâu dù giới quân sự tuyên bố sẽ tôn trọng phán quyết của tòa. Ngoài ra, chưa có ai bị trừng phạt về các hành động bắt bớ và cưỡng bức kiểm tra.
Vẫn lệ thuộc đàn ông
Gần 1 năm sau chính biến, câu chuyện của Ibrahim phản ánh vị trí còn nhiều nghịch lý của phụ nữ ở Ai Cập.
Rất nhiều phụ nữ đã tham gia biểu tình lật đổ chính quyền của ông Mubarak với mong muốn có vị thế cao hơn trong xã hội.
Tuy nhiên, giờ đây họ gần như vỡ mộng khi thấy vẫn lệ thuộc vào sự bảo vệ của đàn ông và trở thành đối tượng đàn áp của lực lượng an ninh.
The New York Times dẫn lời bà Mozn Hassan, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu nữ quyền Nazra, nhận định rằng cải thiện đời sống của nữ giới ở Ai Cập không phải là chuyện dễ dàng.
Những người tham gia biểu tình phải gánh chịu các vụ tấn công tình dục từ các quân nhân được tòa án quân sự bảo vệ.
Các tổ chức nhân quyền tuyên bố họ đã ghi nhận được ít nhất 100 phụ nữ bị binh lính hoặc cảnh sát an ninh tấn công trong các cuộc biểu tình mới nhất.
Cuối năm ngoái, dư luận thế giới phẫn nộ trước tấm ảnh ghi lại cảnh một cô gái bị lực lượng an ninh đánh đập và lột bung áo, lộ cả áo lót tại Quảng trường Tahrir.
Theo bà Hassan, những nạn nhân như Ibrahim hay “cô gái áo lót” có nguy cơ bị lợi dụng để biến thành biểu tượng chống đối mới.
Con đường còn dài
Biến động ở Ai Cập đã mở đường cho các đảng phái Hồi giáo tham gia chính trường với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua, theo RIA-Novosti. Dù đa số đều là Hồi giáo ôn hòa nhưng trong đó vẫn có những phần tử cực đoan muốn hạn chế vai trò của phụ nữ. “Chúng tôi rất lo ngại do đã xuất hiện một số đề xuất áp bức phụ nữ từ cánh Hồi giáo”, nhà hoạt động nữ quyền Ghada Shabandar nói.
Ngoài ra, trong quá trình tranh cử vừa qua, rất ít người đề cập các tệ nạn mà phụ nữ Ai Cập đang gánh chịu như cắt xẻo bộ phận sinh dục hay tình trạng phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm.
Theo một số người, cuộc nổi dậy chí ít đã giúp làm sống lại phong trào phụ nữ như vụ cô Ibrahim thắng kiện hay hàng ngàn người tuần hành ủng hộ “cô gái áo lót”.
Tuy nhiên, tình hình cho thấy con đường tìm kiếm bình đẳng của phụ nữ Ai Cập vẫn còn rất dài và không ít chông gai.
Ban đầu Samira Ibrahim không dám kể với cha rằng cô bị binh lính bắt tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, lột hết áo quần và bị cưỡng bức “kiểm tra trinh tiết”.
Nhưng cha cô cuối cùng cũng thấy dấu vết của cuộc kiểm tra trên thân thể con gái. Chúng gợi lại những ký ức kinh hoàng khi ông bị giam giữ và tra tấn dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak. “Lịch sử đang lập lại”, ông nói với tờ The New York Times và gia đình Ibrahim quyết tâm phát đơn kiện ra tòa chống lại giới quân sự.
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, giới chức quân sự Ai Cập hồi tháng 6.2011 lần đầu tiên thừa nhận về “kiểm tra trinh tiết” đối với những người biểu tình nữ. Vấn đề này có từ thời ông Mubarak và vẫn còn sau này khi người dân tiếp tục đổ ra đường phản đối chính quyền quân sự. Theo BBC, hành động này được cho là nhằm bảo vệ quân đội khỏi các cáo buộc hãm hiếp.
Những người bị bắt phải cởi hết áo quần dưới ánh mắt của nhiều binh lính nam giới, thậm chí một số binh sĩ còn dùng điện thoại di động chụp ảnh.
Sau đó, các bác sĩ cả nam lẫn nữ tiến hành kiểm tra. Nếu nạn nhân không còn trinh, quân đội sẽ tuyên bố không chịu trách nhiệm về “hoạt động tình dục” của cô trong quá trình bị giam giữ. Còn nếu nạn nhân “còn nguyên” trước và sau khi được thả thì càng chứng minh “không ai làm gì cô ta cả”.
Hình ảnh này đang gây phẫn nộ tại Ai Cập - Ảnh: Reuters |
Theo The New York Times, vụ kiện của Ibrahim đã thành công phần nào. Hồi tháng trước, tòa án ra lệnh cấm kiểm tra trinh tiết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ lệnh này sẽ được áp dụng đến đâu dù giới quân sự tuyên bố sẽ tôn trọng phán quyết của tòa. Ngoài ra, chưa có ai bị trừng phạt về các hành động bắt bớ và cưỡng bức kiểm tra.
Vẫn lệ thuộc đàn ông
1 năm sau chính biến Quảng trường Tahrir ở Cairo vẫn đầy ắp người biểu tình vào ngày 25.1.2012, tròn một năm từ khi nổ ra nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Trong một năm qua, quốc gia Bắc Phi nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự và giới tướng lĩnh đã cam kết sớm chuyển giao quyền lực. Một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức và các đảng Hồi giáo giành đa số ghế trong quốc hội mới. Theo các chuyên gia, Ai Cập hiện đang đứng trước 4 thách thức là phải “sống chung” với phe Hồi giáo, khó khăn kinh tế, cải cách chậm chạp và nguy cơ đối đầu giữa dân chúng và quân đội. Theo AFP, hàng chục ngàn người tiếp tục đổ về Tahrir vào ngày 27.1 để chuẩn bị đại biểu tình vào hôm nay để phản đối những động thái thay đổi chậm chạp. Do đó, giới quan sát cho rằng Ai Cập còn lâu nữa mới đạt được ổn định. |
Rất nhiều phụ nữ đã tham gia biểu tình lật đổ chính quyền của ông Mubarak với mong muốn có vị thế cao hơn trong xã hội.
Tuy nhiên, giờ đây họ gần như vỡ mộng khi thấy vẫn lệ thuộc vào sự bảo vệ của đàn ông và trở thành đối tượng đàn áp của lực lượng an ninh.
The New York Times dẫn lời bà Mozn Hassan, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu nữ quyền Nazra, nhận định rằng cải thiện đời sống của nữ giới ở Ai Cập không phải là chuyện dễ dàng.
Những người tham gia biểu tình phải gánh chịu các vụ tấn công tình dục từ các quân nhân được tòa án quân sự bảo vệ.
Các tổ chức nhân quyền tuyên bố họ đã ghi nhận được ít nhất 100 phụ nữ bị binh lính hoặc cảnh sát an ninh tấn công trong các cuộc biểu tình mới nhất.
Cuối năm ngoái, dư luận thế giới phẫn nộ trước tấm ảnh ghi lại cảnh một cô gái bị lực lượng an ninh đánh đập và lột bung áo, lộ cả áo lót tại Quảng trường Tahrir.
Theo bà Hassan, những nạn nhân như Ibrahim hay “cô gái áo lót” có nguy cơ bị lợi dụng để biến thành biểu tượng chống đối mới.
Con đường còn dài
Biến động ở Ai Cập đã mở đường cho các đảng phái Hồi giáo tham gia chính trường với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua, theo RIA-Novosti. Dù đa số đều là Hồi giáo ôn hòa nhưng trong đó vẫn có những phần tử cực đoan muốn hạn chế vai trò của phụ nữ. “Chúng tôi rất lo ngại do đã xuất hiện một số đề xuất áp bức phụ nữ từ cánh Hồi giáo”, nhà hoạt động nữ quyền Ghada Shabandar nói.
Ngoài ra, trong quá trình tranh cử vừa qua, rất ít người đề cập các tệ nạn mà phụ nữ Ai Cập đang gánh chịu như cắt xẻo bộ phận sinh dục hay tình trạng phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm.
Theo một số người, cuộc nổi dậy chí ít đã giúp làm sống lại phong trào phụ nữ như vụ cô Ibrahim thắng kiện hay hàng ngàn người tuần hành ủng hộ “cô gái áo lót”.
Tuy nhiên, tình hình cho thấy con đường tìm kiếm bình đẳng của phụ nữ Ai Cập vẫn còn rất dài và không ít chông gai.
Trùng Quang