Theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, sự hiện diện của Mỹ tại Philippines sẽ giúp cân bằng ảnh hưởng trung khu vực (Reuters)
Manila thông báo kế hoạch cho phép quân đội Mỹ gia tăng lực lượng đồn trú tại Philippines. Các đồng minh của Washington từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á xuống tận Nam Thái Bình Dương tham gia vào chiến lược mới với mục tiêu là ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Trong chiến lược tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ vừa ghi thêm một thành công đáng kể. Sau nước Úc, đến lượt Philippines không những đồng ý mà còn yêu cầu Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự và đưa thêm lực lượng vào Philippines.
Theo AFP, sau hai ngày thảo luận tại Manila, giới chức Mỹ và Philippines đi đến kết luận là cần phải nâng cao hợp tác an ninh trong khu vực. Trong cuộc họp báo vào thứ sáu 27/01/2012, ngoại trưởng Albert del Rosario tuyên bố mục đích của Philippines là cùng tiến hành với Mỹ nhiều cuộc tập trận hơn và đón tiếp thêm quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Philippines.
Ngoại trưởng Philippines giải thích là hai nước đang tìm cách làm sao cho có hiệu quả tối đa cho trong việc thi hành hiệp ước quân sự. Ông Albert del Rosario không gọi đích danh Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy Philippines tiến gần với Hoa Kỳ nhưng nhấn mạnh về tình trạng chủ quyền biển đảo của Philippines đang bị tranh chấp và Manila cần có đồng minh.
Sự mời gọi của Philippines xảy ra hai tháng sau khi chính phủ Úc chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự gần Darwin, miền bắc Úc, và gởi một đơn vị 2.500 Thủy Quân Lục Chiến đồn trú tại đây.
Theo nhận định của ngoại trưởng Philippines thì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines sẽ giúp cân bằng ảnh hưởng trung khu vực, củng cố an ninh , hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, Manila nhấn mạnh là không có kế hoạch cho phép Hoa Kỳ mở lại các căn cứ quân sự đã bị một đạo luật do Thượng viện Philippines thông qua năm 1992 đóng cửa.
Cụ thể, Hoa Kỳ sẽ gia tăng hiện diện quân sự qua hình thức tổ chức chiến dịch tập trận chung thường xuyên hơn cũng như gia tăng nhịp độ thay quân.
Hiện nay, bên cạnh những chiến dịch tập trận hỗn hợp, Hoa Kỳ còn có một lực lượng 600 binh sĩ thiện chiến đồn trú tại miền nam Philippines. Đơn vị biệt kích này có vai trò huấn luyện cho lực lượng địa phương chống phe hồi giáo võ trang nhưng không có nhiệm vụ tác chiến. Kế hoạch cụ thể « tăng cường hợp tác quân sự song phương » sẽ được thảo luận vào tháng 3 tới.
Theo giới phân tích chính trị tại Manila, thì quyết định của Philippines cho phép quân đội Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn bắt nguồn từ thái độ được xem là càng ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông. Giám đốc Viện nghiên cứu về Hòa bình, Bạo lực và Khủng bố tại Manila, ông Rommel Banlaoi nhận định : « Giờ đây, Philippines sử dụng lá bài Hoa Kỳ để tạo thế bật chống lại Trung Quốc ».
Đây cũng là phân tích của giáo sư Rene de Castro, đại học De la Salle. Ông nói là đất nước của ông phải dùng đến chiến thuật quân bình cán cân lực lượng vì Philippines không có phương tiện nào khác để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại Philippines, cũng có một thành phần thiểu số chống lại chủ trương này. Ngay hôm nay,28/01/2012, khoảng 50 thành viên của tổ chức cánh tả mang tên « Liên minh tân dân tộc » đã biểu tình gần sứ quán Mỹ tại Manila. Họ đốt cờ Hoa Kỳ và nói rằng không để cho Philippines trở thành « tiền đồn » của Mỹ.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngân sách được tiết kiệm, chiến lược « định vị » của Mỹ tại Châu Á có vẽ thuận buồm xuôi gió. Hải quân Mỹ đang chờ đèn xanh để bố trí một đội chiến hạm tại Singapore.
Từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore kéo dài xuống tận Úc, một vành đai hình cánh cung đang hình thành vây quanh Trung Quốc trải dài từ bắc xuống nam với những đồng minh truyền thống của Mỹ và có cùng lo âu trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Theo AFP, sau hai ngày thảo luận tại Manila, giới chức Mỹ và Philippines đi đến kết luận là cần phải nâng cao hợp tác an ninh trong khu vực. Trong cuộc họp báo vào thứ sáu 27/01/2012, ngoại trưởng Albert del Rosario tuyên bố mục đích của Philippines là cùng tiến hành với Mỹ nhiều cuộc tập trận hơn và đón tiếp thêm quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Philippines.
Ngoại trưởng Philippines giải thích là hai nước đang tìm cách làm sao cho có hiệu quả tối đa cho trong việc thi hành hiệp ước quân sự. Ông Albert del Rosario không gọi đích danh Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy Philippines tiến gần với Hoa Kỳ nhưng nhấn mạnh về tình trạng chủ quyền biển đảo của Philippines đang bị tranh chấp và Manila cần có đồng minh.
Sự mời gọi của Philippines xảy ra hai tháng sau khi chính phủ Úc chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự gần Darwin, miền bắc Úc, và gởi một đơn vị 2.500 Thủy Quân Lục Chiến đồn trú tại đây.
Theo nhận định của ngoại trưởng Philippines thì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines sẽ giúp cân bằng ảnh hưởng trung khu vực, củng cố an ninh , hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, Manila nhấn mạnh là không có kế hoạch cho phép Hoa Kỳ mở lại các căn cứ quân sự đã bị một đạo luật do Thượng viện Philippines thông qua năm 1992 đóng cửa.
Cụ thể, Hoa Kỳ sẽ gia tăng hiện diện quân sự qua hình thức tổ chức chiến dịch tập trận chung thường xuyên hơn cũng như gia tăng nhịp độ thay quân.
Hiện nay, bên cạnh những chiến dịch tập trận hỗn hợp, Hoa Kỳ còn có một lực lượng 600 binh sĩ thiện chiến đồn trú tại miền nam Philippines. Đơn vị biệt kích này có vai trò huấn luyện cho lực lượng địa phương chống phe hồi giáo võ trang nhưng không có nhiệm vụ tác chiến. Kế hoạch cụ thể « tăng cường hợp tác quân sự song phương » sẽ được thảo luận vào tháng 3 tới.
Theo giới phân tích chính trị tại Manila, thì quyết định của Philippines cho phép quân đội Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn bắt nguồn từ thái độ được xem là càng ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông. Giám đốc Viện nghiên cứu về Hòa bình, Bạo lực và Khủng bố tại Manila, ông Rommel Banlaoi nhận định : « Giờ đây, Philippines sử dụng lá bài Hoa Kỳ để tạo thế bật chống lại Trung Quốc ».
Đây cũng là phân tích của giáo sư Rene de Castro, đại học De la Salle. Ông nói là đất nước của ông phải dùng đến chiến thuật quân bình cán cân lực lượng vì Philippines không có phương tiện nào khác để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại Philippines, cũng có một thành phần thiểu số chống lại chủ trương này. Ngay hôm nay,28/01/2012, khoảng 50 thành viên của tổ chức cánh tả mang tên « Liên minh tân dân tộc » đã biểu tình gần sứ quán Mỹ tại Manila. Họ đốt cờ Hoa Kỳ và nói rằng không để cho Philippines trở thành « tiền đồn » của Mỹ.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngân sách được tiết kiệm, chiến lược « định vị » của Mỹ tại Châu Á có vẽ thuận buồm xuôi gió. Hải quân Mỹ đang chờ đèn xanh để bố trí một đội chiến hạm tại Singapore.
Từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore kéo dài xuống tận Úc, một vành đai hình cánh cung đang hình thành vây quanh Trung Quốc trải dài từ bắc xuống nam với những đồng minh truyền thống của Mỹ và có cùng lo âu trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment