Saturday, January 28, 2012

Cưỡng chế đất: Công an lại đánh chết người

Nghe trực tiếp:



http://radiochantroimoi.com/spip.php?article9820


Cưỡng chế đất: Công an lại đánh chết người
Giới chức địa phương xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xác nhận một người bị cưỡng chế đất ở tử vong sáng 26/1, tức ngày Mùng 4 Tết.

Một số nguồn tin cho biết nạn nhân là ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, người thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong đã bị công an đánh đập trong vụ cưỡng chế đất xảy ra hôm 10/1/2012 và tình trạng sức khỏe của ông bị nói "kém đi trông thấy" sau khi bị đánh. 

Tuy nhiên, một quan chức địa phương lại nói với BBC là nạn nhân Nguyễn Văn Hùng "đã có tiền sử bệnh lao từ lâu nay".
Vụ khiếu kiện đất đai sau khi chính quyền cưỡng chế đất nông nghiệp tại xã Tiền Phong vẫn chưa lắng xuống dù đã kéo dài nhiều tuần. Ông Thân Văn Thịnh, thường trực Đảng ủy xã, cho hay: "Người dân vẫn đang tiếp tục kéo tới nhà Chủ tịch xã để khiếu nại".

Quyết định thu hồi đất nông nghiệp để cho các dự án đầu tư ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, đã khiến người dân địa phương, chủ yếu là nông dân, hết sức bức xúc và phản kháng hết sức dữ dội và một số người cũng bị đánh đập như ông Hùng.

Vì dân không đồng tình, nên việc cưỡng chế đã phải tiến hành thành hai đợt, đợt đầu từ cuối tháng 12 năm ngoái.

Trong khi đó, báo chí cho hay cũng tại nơi đây, hàng trăm hecta đất được giải phóng làm dự án, tới nay vẫn để hoang.

- Campuchia khẳng định lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông

Trong một cuộc gặp gỡ với các nhà ngoại giao cao cấp hôm thứ Ba, 24.1.2012 Thủ Tướng Campuchia Hun Sen nhắc nhở rằng Campuchia sẽ duy trì lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp khu vực, kể cả cuộc tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, và cuộc tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên.

Tin của Ban tiếng Campuchia Đài VOA dẫn lời Thủ Tướng Hun Sen nói với các nhà báo sau phiên họp với 26 vị đại sứ và 8 lãnh sự, rằng Campuchia đang nắm chức Chủ tịch ASEAN trong năm nay, và “trong cương vị đó, sẽ không ngả về bất cứ phe nào.”
Một số nước ASEAN đang có những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc trong vùng Biển Đông, và Campuchia vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với cả hai miền bán đảo Triều Tiên.

Ông Ou Virak, chủ tịch Trung Tâm Nhân quyền Campuchia, nói rằng trong vai trò Chủ tịch ASEAN, lẽ ra Campuchia phải đẩy mạnh các cuộc thảo luận về các cuộc tranh chấp đó.

Ông Virak nói “nếu Campuchia không muốn can thiệp vào cuộc tranh chấp tại Biển Ðông, thì các thành viên của ASEAN sẽ không hài lòng”.

Vẫn theo lời ông Virak, thì trong khi đó, Trung Quốc, nước có các quan hệ đối tác song phương với nhiều nước Đông Nam Á, kể cả Campuchia, sẽ không muốn ASEAN can thiệp vào cuộc tranh chấp này.
- Nhật mở nhà máy chế biến ’đất hiếm’ ở Hải Phòng 

Hãng tin tài chính Nikkei vậy hôm Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012 loan Công ty hóa chất của Nhật Bản Shin-Etsu Chemical Co., dự tính đầu tư khoảng 2 tỉ yên (hay khoảng $25.9 triệu USD) để lập một nhà máy chế biến kim loại “đất hiếm” tại Hải Phòng, Việt Nam và nói rằng nhà máy dự trù chế biến 1,000 tấn đất hiếm mỗi năm.

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước lượng từ 10 triệu tấn đến 20 triệu tấn ở tỉnh Lai Châu, cách biên giới với Trung Quốc khoảng 30 km. Kim loại “đất hiếm” được dùng trong việc sản xuất bình điện xe hơi hybrid, và các loại sản phẩm kỹ nghệ cao khác. Ðây là nhà máy đầu tiên của công ty Shin-Etsu bên ngoài nước Nhật, dự trù bắt đầu hoạt động từ tháng 2. 2013.

Khi hoạt động, nhà máy sẽ nâng khả năng tuyển luyện và tinh lọc “đất hiếm của công ty lên thêm 50%, giúp họ giảm lệ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc.

Công ty Shin-Etsu là công ty lớn thứ nhì trên thế giới, sản xuất các bộ phận từ tính từ “đất hiếm,” cũng sẽ cung cấp cho nhà máy ở Hải Phòng những cái nam châm cũ thu lại từ các xe hơi hybrid, các phần cứng của máy điện toán và những cụng cụ khác và cả những nguyên liệu thừa từ nhà máy chế biến “đất hiếm” của họ.

Không những nhà máy ở Hải Phòng tuyển luyện “đất hiếm” lấy từ mỏ của Việt Nam, nhà máy này còn nhập nguyên liệu từ Úc, Ấn Ðộ để sản xuất.

Hồi cuối tháng 10 năm 2010, thủ tướng Nhật và thủ tướng Việt Nam đã thỏa thuận nguyên tắc để hai nước hợp tác khai thác và sản xuất “đất hiếm” tại Việt Nam sau khi kỹ nghệ Nhật bị cắt bớt nguồn cung cấp từ Trung Quốc.

- Giới đầu tư không kịp trở tay

Luật pháp Việt Nam thay đổi như chong chóng khiến giới doanh thương, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, không kịp trở tay. Cụ thể, cuối năm ngoái Ngân hàng Thế Giới đã hạ chỉ số môi trường kinh doanh ở VIỆT NAM xuống 8 bực.

Phòng Thương mại châu Âu cho biết niềm tin của doanh giới nước ngoài cũng suy giảm từ trong năm 2011.

Cuộc thăm dò ý kiến của tổ chức Grant Thompson cho thấy 51% người tham dự tỏ ra bi quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2012, tăng 30% so với tháng 5.

Một ví dụ về sự thay đổi luật lệ tới chóng mặt là 16 đạo luật căn bản về dân sự và thương mại vừa được bổ sung, dù luật chỉ mới ra được năm sáu năm nay.

No comments:

Post a Comment