Friday, September 30, 2011

Bị trù dập, một cô giáo tại Hà Nội tự tử trước ngày về hưu?

Sự chơi vơi trong tuyệt vọng của tinh thần cô giáo Lan đã không được gia đình, đồng nghiệp phát hiện và nâng đỡ kịp thời.
LTS: Một cô giáo tiểu học ở Hà Nội đã tự tử trước ngày về hưu. Những di thư còn sót lại của cô cho thấy có nhiều uất ức trong quá trình dạy học. Để rộng đường dư luận, Báo Giáo dục Việt Nam xin chuyển tới bạn đọc loạt bài dài kỳ về vụ việc này.

Sự giải thoát đầy uẩn khúc!

Ngày 2/9 – cái ngày mà dân làng thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội không khỏi bàng hoàng khi nhận được hung tin cô giáo Nguyễn Thị Lan – giáo viên trường tiểu học Hồng Hà chết dưới lạch nước bãi Tân Bồi.

Theo đó, trưa ngày 1/9 cô Lan đi khỏi nhà, đến suốt đêm và ngày hôm sau vẫn không thấy về. Cả gia đình tá hỏa, sợ có chuyện chẳng lành xảy ra bèn gọi tất cả anh em thân thích chia nhau đi tìm nhưng không có kết quả.

Nhận được tin báo, Công an xã Hồng Hà có mặt để xác minh vụ việc. Đến khoảng 17h30’ ngày 2/9 tìm được thi thể cô Lan nổi trên mặt lạch nước bãi Tân Bồi – xã Hồng Hà. Đồng thời, cơ quan công an tìm thấy trên bờ có một chiếc nón úp lên một chiếc áo khoác và đôi dép của cô Lan, đặc biệt lại có thêm một bức thư có tên “Những điều muốn nói” viết trên mặt sau của một tờ lịch nằm cùng đó.

Theo người dân cho biết, lạch nước bãi Tân Bồi rất sâu, trên mặt nước có rất nhiều bèo lục bình. Nhiều người cho rằng, việc cô Lan chết có thể là vụ tự tử. Ngay sau đó, gia đình đã mang thi thể cô Lan về nhà riêng và tổ chức mai táng.

Khi đến nhà cô Lan và thấy tử thi đã được gia đình khâm niệm, đang tổ chức phát tang phúng viếng, cơ quan CSĐT, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đan Phượng đã gặp đại diện gia đình, nội tộc yêu cầu cho cơ quan tiến hành khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết.

Tuy nhiên, gia đình không nhất trí và cho rằng cái chết của cô Nguyễn Thị Lan là tự tử, chết do ngạt nước. Gia đình cũng đã ký vào biên bản làm việc và cam đoan sẽ không có khiếu kiện gì về hình sự cũng như dân sự, mai táng theo phong tục địa phương.
Bức di thư được tìm thấy trên bãi Tân Bồi
Sau khi an táng, người thân trong nhà đã tìm thấy trong tủ cá nhân của cô Lan rất nhiều những giấy tờ có nội dung nói về những sự việc trong nhà trường. Đây cũng là nguồn cơn làm cho cô giáo Lan phẫn uất, bế tắc trong tinh thần phải tìm đến cái chết để được giải thoát.

Có một sự ngẫu nhiên đó là, ngày 1/9, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, ông Đinh Hữu Hạnh đã có Quyết định bà Nguyễn Thị Lan, sinh ngày 18/10/1956 được nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ ngày 1/11/2011. Thông tin này hoàn toàn mới đối với gia đình tại thời điểm đó. Đáng tiếc rằng, gần 37 năm cống hiến vì sự nghiệp Giáo dục của cô giáo Lan chưa được hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước thì đã xảy ra sự việc đau buồn này.

Sự ra đi của cô Lan không chỉ là niềm đau xót, thương cảm đối với gia đình, đồng nghiệp, học trò mà còn hết sức bất ngờ, bởi ngày định mệnh ấy hé lộ những sự việc mâu thuẫn xảy ra với người lãnh đạo nhà trường trong suốt quá trình công tác được ghi trong những di thư cô Lan đã viết và lưu lại.

Xót xa bức di thư cuối cùng

“…hè 2010 và ngày 30/9/2010 HTT (Hiệu trưởng trường) tiểu học Hồng Hà là: Nguyễn Thị Nụ đã dùng chức quyền để làm và nói những điều ác bôi nhọ danh dự của GV (Giáo viên) (như tôi) trước hội nghị CBGV (Cán bộ giáo viên - PV) ngày 30/9/2010 ai cũng nghe rõ, tôi cũng trả lời phản đối ngay nhưng cũng không trả lời được hết vì đầu đã ức chế nên những điều ác đó cứ ám trong đầu tôi, tinh thần tôi bị hủy diệt dần trong sự sống…”

Trên đây là một đoạn nội dung trong bức di thư mà cô Lan đã viết và để lại trên bờ trước khi quyên sinh tại lạch nước Tân Bồi, làng Bồng Lai. Bức di thư này được viết trên mặt sau của tờ lịch loại blốc. Mặt trước tờ lịch in ngày 27/7/2011 có dòng chữ viết tay “Tôi xin trân trọng cảm ơn”. Người viết (đã ký) Nguyễn Thị Lan.

Nhìn nét chữ trong bức di thư cuối cùng này có phần hơi run rẩy, không được đều nét.
Quyết định bà Nguyễn Thị Lan, sinh ngày 18/10/1956 được nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ ngày 1/11/2011.
“Tôi dạy học đã 37 năm, kết quả đã được các cấp lãnh đạo trong ngành, các chị, em đồng nghiệp cùng trường đã ghi nhận”, lời khẳng định những đóng góp của cô Nguyễn Thị Lan đối với trường Tiểu học Hồng Hà trong suốt những năm tháng qua dường như là một sự cố gắng giải thích cho mọi người để xóa tan mọi hiểu lầm, cách nhìn thiếu thiện cảm với một cô giáo lâu năm.

Trong di thư, cô Lan đã viết “Vậy tôi mong muốn các cấp lãnh đạo ở phòng, trường, các anh, chị, em đồng nghiệp một lời nói nào đó về sự việc này”.

Liệu rằng những điều cô Lan cho rằng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ dùng chức quyền để “làm và nói những điều ác bôi nhọ danh dự của giáo viên trước Hội nghị cán bộ giáo viên” là đúng không? Tại sao cô Lan lại đặt câu hỏi ở cuối di thư: “HT Nguyễn Thị Nụ làm và nói điều ác đó với GV thì có xứng đáng làm hiệu trưởng không?”

Phóng viên đã về trường Tiểu học Hồng Hà, huyện Đan Phượng, nơi cô Nguyễn Thị Lan đã gắn bó sự nghiệp của mình để tìm hiểu thì mới biết được nhiều điều ẩn sau cái chết đầy khuất tất của cô Nguyễn Thị Lan…
(còn nữa)
Ngọc Khánh

Thursday, September 29, 2011

Kinh hoàng công nghệ chế đậu phụ thối bằng chất cực độc

Mùi hôi thối kinh khủng đó là cảm nhận đầu tiên khi ghé thăm qua một gia đình làm đậu phụ ở khu vực ngoại ô thành phố Thạch Gia Trang, thành phố lớn nhất của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Ngay phía ngoài cửa xưởng chế biến có 2 thùng sắt ngâm đậu phụ thối đang chờ lên men, khi mở 2 thùng sắt này ra cảm nhận đầu tiên là mùi hôi thối nồng nặc bay vào mũi, bao trùm là mầu đen sì nổi váng đặc quánh.

Ở đây họ tái chế đậu phụ thối bằng cách ngâm chúng trong dung dịch hóa chất chết người (sunlfat sắt), với việc dùng hỗn hợp dung dịch sulfat sắt – một chất hóa học bị cấm trong chế biến thực phẩm vì ăn vào sẽ gây ung thư.

Xưởng sản xuất này tự tiện ngâm dung dịch siêu độc này với đậu phụ thối nhằm rút ngắn quá trình tối đa lên men của sản phẩm. Được biết ở đây nhà nào cũng dùng hóa chất độc hại này để tái chế đậu phụ.
 
Khi những đám cặn váng đậu lên men nổi lên trên có màu trắng nhờ nhờ là người ta biết có thể tiến hành công đoạn tiếp theo là tẩy rửa bằng hóa chất cũng như tạo màu sắc số bã đậu đó rồi trộn với hạt đậu xay nhuyễn ra tạo thành những bìa đậu ngon lành bán ra thị trường.

Theo người chủ xưởng sản xuất đậu siêu bẩn này cho biết họ chỉ cần bốn tiếng là có thể cho ra lò ngay sản phẩm đầu tiên, hàng ngày những cơ sở sản xuất đậu phụ ở đây cung cấp hàng nghìn bìa đậu cho thị trường trong tỉnh mà còn đưa ra các tỉnh khác. Ông còn cho biết thêm ông không bao giờ ăn những sản phẩm đậu phụ do mình chế biến ra.

Trong khi đó, các cơ sở sản xuất chân chính phải kỳ công ủ đậu phụ với nước cốt được chế biến từ măng tre, nấm đen…trong các thùng giữ nhiệt ở điều kiện vô trùng từ 3 - 6 tháng, rồi vớt ra để ngoài không khí khoảng 6 giờ (nếu vào mùa hè) và hai ngày (nếu vào mùa đông) cho tới khi đậu nổi mốc và chuyển thành màu xám. Sau đó, đem rửa sạch bằng nước tinh khiết, để khô tự nhiên và đem bán.


Ai nói chỉ có Tàu mới làm ăn dơ bẩn ? Cảnh báo công nghệ chế biến bẩn: Từ sữa Ba Vì tới bát bún chả

Sữa Ba Vì pha… nước lã, vắt bằng tay nhem nhuốc
Đến thăm một số hộ gia đình thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, TP.HN) -  nơi chuyên nuôi bò sữa và bán sữa cho nhà máy, phóng viên được chứng kiến tận mắt cảnh sữa Ba Vì được pha nước lã, vắt bằng tay lấm lem, nhem nhuốc.
Tại nhà anh Nguyễn Văn Hưng (trú tại đội 4), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt phóng viên là một chuồng nuôi bò sữa tối tăm, ẩm thấp. Mặc dù gia đình anh Hưng có 3 con bò sữa, nhưng chỉ có 1 con là đang được vắt, còn 2 con đã cai được hơn nửa tháng nay. Con bò sữa đang được vắt bị nhốt cùng chuồng với 2 con đang cai và dưới nền xi măng là hàng chục bãi phân đang bị “3 chú bò” dẫm đạp tung tóe.
a
Một khu chuồng trại nuôi bò kiểu mẫu nhếch nhác,
cũ kĩ và bẩn thỉu.
 
Theo anh Hưng, thông thường việc đánh giá chất lượng sữa ở đây là chỉ đo nhiệt độ sữa. Sữa đạt yêu cầu là từ 22 đến 25 độ. Sữa tốt là từ 26 độ trở lên. Còn dưới 22 độ là không đạt. Các công ty trả tiền cho hộ dân dựa vào nhiệt độ đạt hay không đạt này. Nhà nào đạt yêu cầu thì được thưởng thêm 200 đồng/1 yến. “Thưởng tuy ít thế nhưng cũng có nhiều nhà sữa không đạt 22 độ thì họ đổ thêm nước nóng vào để tăng nhiệt độ lên khoảng 22 độ hoặc hơn để sữa của họ đạt chuẩn”, anh Hưng chia sẻ.
Cũng giống chuồng bò nhà anh Hưng, “ngôi nhà bò sữa” của gia đình anh Cương cách đó không xa cũng ẩm thấp, phía trên nóc là mạng nhện giăng tứ tung như một ngôi nhà bị bỏ hoang từ nhiều năm trước. Dưới nền xi măng được dọn khá sạch sẽ, không thấy có phân bò nhưng nhìn kĩ hơn một chút thì cũng có vài chục “cục” phân nằm rải rác trên bệ thức ăn của bò, cả khu chồng rộng chừng 200m2 chỉ thấy có 3-4 ô cửa nhỏ với vài tia sáng yếu ớt len lỏi vào.
a
Cận cảnh vắt sữa bò bằng bàn tay nhem nhuốc đất cát.
 
Khi anh Cương vừa đẩy toang hai cánh cửa thì một mùi hôi khó chịu bốc ra. Hai bên là hai dãy chuồng bò với 19 con bò sữa có số hiệu đính ở tai.“Ở trang trại này có 19 con bò nhưng chỉ có 7 con đang trong thời kỳ cho sữa. Không giống ở các trang trại khác, người ta dùng máy cho đỡ tốn công thì ở chỗ chúng tôi vắt sữa bằng tay, như thế sẽ tốt cho con bò hơn và cho chất lượng sữa tốt” – Anh Cương cho biết.
Có lẽ, chính vì lý do sữa được vắt bằng tay không đảm bảo vệ sinh, cộng thêm việc pha nước lã nên sữa Ba Vì bị khách hàng tố “cứ 1 thùng sữa tươi Ba Vì, lại có 1 hộp bốc mùi” gây bức xúc cho không ít các bà mẹ có con nhỏ.

Một phút tẩm hóa chất, thịt lợn ốm, ôi "lên đời" thành thịt tươi ngon
Khoảng hơn 11h trưa, theo quan sát của phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam tại chợ đầu mối Kim Ngưu (Hà Nội),  nhiều phản thịt tại đây, nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận biết thịt "có vấn đề". Mặc dù màu thịt vẫn đỏ hồng nhưng các thớ thịt ấn vào đã mềm nhũn trong khi người bán hàng vẫn luôn miệng chào mời, quảng cáo thịt nhà chị là thịt ngon, người mua yên tâm vì "không tẩm ướp các hóa chất như các hàng khác".
Theo tiết lộ của một tiểu thương bán thịt tại chợ Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội), cứ đến mùa nắng nóng, đặc biệt là các ngày nắng gắt, những hàng thịt bán buổi sáng còn tồn bao giờ cũng phải sử dụng một ít hóa chất chống ôi, thiu để bảo quản thịt, từ thịt bò đến lợn, gà… “Nói là bảo quản nhưng chẳng mấy ai bảo quản bình thường trong tủ lạnh đâu. Vì như thế, thịt vừa bị tái màu mà lại bốc mùi nên mỗi hàng thịt đều phải có những kỹ thuật riêng”, chị M. – người bán thịt tại đây cho biết.
a
Nhiều người bán thịt tiết lộ, mùa nóng cũng là mùa nhiều dịch
bệnh nên thịt lợn được ngâm hóa chất bảo quản nhiều nhất.
 
Tại phố phụ gia, hương liệu Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), thứ “thuốc thần kỳ” tẩy mùi thịt ôi này được bán với giá 30 nghìn đồng/kg. Gói bột trắng không nhãn mác, thành phần được người bán quảng cáo là hàng Thái Lan, chuyên để bảo quản thịt. Khi sử dụng người dùng cho bao nhiêu là tùy ý. Nếu muốn bảo quản thịt được lâu thì cho nhiều hơn.
Tuy nhiên, “nếu người bán hàng sử dụng hóa chất bảo quản không dùng trong thực phẩm mà trong công nghiệp sẽ gây ra 4 nguồn độc: độc trong thịt lợn, vi sinh vật phát triển trong đó, NO3 cao và tạp chất” – PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết.

Vì vậy, khi mua thịt, người tiêu dùng cần phân biệt 3 đặc điểm màu, mùi, trạng thái. Miếng thịt tươi thường mềm và có độ dẻo, thịt ươn nhão hơn. Khi tẩm hóa chất sẽ chỉ cứng bề mặt còn bên trong vẫn nhão.

Bún chả chế từ thịt ôi thiu và tẩm hóa chất lạ của Trung Quốc


Vào những ngày hè oi bức, quán bún chả trở nên đông đúc hơn hẳn ngày thường. Đây trở thành món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành. Nhưng mấy ai biết được đằng sau nó là cả một quá trình chế biến bẩn từ những dụng cụ nướng thịt từ hôm qua, hôm nay mang ra nướng tiếp mà không cần cọ rửa, những rổ rau sống đặt ngay cạnh bồn cầu, bát rửa tiết kiệm trong một xô nước nhỏ cáu bẩn...  Tất cả điều đó sẽ vẫn chưa đủ kinh hoàng nếu thực khách biết rằng, nguyên liệu làm chả chế từ thịt ôi, được chủ quán bún chả thu gom từ chiều hôm trước, tẩm ướp sẵn.
a
Rổ rau sống đặt cạnh nhà vệ sinh

Qua tìm hiểu, phóng viên giaoduc.net.vn được biết, thịt viên băm dùng trong bún chả phần lớn là thịt vai. Giá thịt vai ngoài chợ hiện 11 nghìn đồng/lạng nhưng ông chủ quán bún chả tại phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ mua loại 8 đến 9 nghìn đồng/lạng. Mặc dù vậy, ông vẫn không khỏi than phiền: “Thịt "đểu" thế này mà chúng nó còn làm giá cao, không thể trả giá được”.
 
Người giúp việc cho chủ quán, bà L. cũng tiết lộ: “Đa phần chủ quán thường ướp thịt từ ở nhà "khuất mắt trông coi" từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau chỉ việc mang ra nướng. Không biết có phải thịt lợn chết hay thịt cũ không nhưng nếu thịt ngon như nhà mình ăn thì làm gì có lãi”, bà L. khẳng định.
 
a
Xô đựng đũa bát thừa cáu bẩn.
 
Không những thế, khi phóng viên đột nhập phía sau “hậu trường” quán bún chả còn phát hiện thêm sự thật kinh hoàng: Hương liệu chế thịt nướng trong bún chả có nguồn gốc từ Trung Quốc, chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng đã có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Thêm vào đó, thịt được tẩm thêm phụ gia tẩy mùi, mà theo khuyến cáo của khoa học, chất này có thể gây loét nội tạng.
Hoang mang mì Omachi chứa phẩm màu độc hại
Thời gian qua, clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua, phát đi thông điệp mì có màu đậm là chứa phẩm màu độc hại đã khiến nhiều người dân hoang mang.
Trong khi đó, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 6/7 đã chính thức thông báo rằng:  phẩm màu E102 được sử dụng đúng hàm lượng thì vẫn đảm bảo an toàn. Hiện tại, chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng do lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm. Còn lại, hầu hết các nước của EU, Mỹ và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm.

Mặc dù, Masan tung ra quảng cáo mì tạo ra nước đậm là chứa phẩm màu độc hại nhưng theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường, các sản phẩm đang được bán rộng rãi của chính Masan tại siêu thị, điểm bán lẻ… gồm mì Tiến Vua (loại cũ) và mì Omachi đều chứa E 102. Trên bao bì Omachi và Tiến Vua (loại cũ) đều in rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102).
a
Mì Omachi của Masan vẫn đang chứa E 102.

Bình luận về mẫu quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua ‘tố cáo’ Omachi, giám đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo lớn tại TP.HCM (người có kinh nghiệm trong ngành mì ăn liền) cho rằng, công ty Masan chuẩn bị chưa kỹ cho chiến dịch. Việc đưa ra thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi vẫn bán các sản phẩm mà mình quảng cáo có hại cho sức khỏe là điều cấm kỵ.

“Omachi là sản phẩm mì cao cấp vẫn còn chứa chất E102 thì hiệu ứng phản cảm của quảng cáo mì Tiến Vua (phân khúc bình dân) sẽ còn nặng nề hơn. Thêm vào đó, khi chất E102 được cơ quan về an toàn thực phẩm khẳng định không độc hại cho sức khỏe mà lại quảng cáo như vậy thì làm cho người tiêu dùng không tin vào thông điệp được đưa ra nữa. Như vậy là quảng cáo mì Tiến Vua đã tự tay bóp chính mình rồi”.
 

Giật mình công nghệ hô biến lẩu, nước mắm & bánh trung thu

GDVN) - Tiêu dùng tuần qua nổi cộm lên vụ "hô biến" nước lẩu nhờ hương liệu, nước mắm nhờ muối và nước lã, bánh trung thu chế biến từ 1.900 quả trứng thối.
Từ việc nước mắm được pha bằng muối và nước lã cho tới việc dùng trứng thối để làm nhân bánh trung thu, sử dụng các loại bột hương liệu pha chế với nước làm lẩu Tứ Xuyên khiến người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên với cách làm ăn gian dối của những nhà sản xuất.
Lẩu nổi tiếng Tứ Xuyên làm từ bột lạ
Theo giới truyền thông Trung Quốc, chuỗi nhà hàng Haidilao bị cáo buộc sử dụng các loại bột hương liệu pha chế với nước để tạo ra nước lẩu thay thế nước lẩu thông thường được làm từ xương lợn để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bột hương liệu được pha với nước theo một tỷ lệ nhất định tạo thành nước lẩu "không chất dinh dưỡng".

Các loại bột pha chế nước lẩu này được đặt trong các hộp riêng biệt, có dạng nhão và có màu sắc. Khi cần lấy để sử dụng, nhân viên nhà hàng sẽ múc thức bột này pha với nước theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó, hỗn hợp này được cho vào một pha trộn đặc biệt để xử lý.
Nước lẩu sau khi được pha chế đem cho thực khách sử dụng.

Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời của các chuyên gia tại Khoa Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Nam Ninh, Trung Quốc: Việc pha chế nước lẩu theo kiểu này có thể dẫn tới việc nước lẩu sẽ thiếu chất dinh dưỡng. Còn chúng có gây hại cho con người hay không vẫn chưa có kết luận khi các xét nghiệm kiểm tra chưa được tiến hành.
Nước mắm = muối + nước lã
Trong vai một chủ hàng muốn mua buôn nước mắm bình dân về bán ra thị trường nông thôn, phóng viên Giáo Dục Việt Nam đến một cơ sở chuyên pha chế nước mắm và bán buôn tại Hoàng Mai, Hà Nội.
Khu chế xuất này rộng khoảng 30 mét vuông, đặt dưới nền đất ẩm ướt. Khu chỉ có một chiếc thùng gỗ chứa khoảng 2000 lít và một số loại thùng phi đựng nước mắm đang chưng cất. Khu hỗn hợp gồm những chiếc can lọ, những thùng lớn nhỏ, những chiếc vại đựng nước mắm đầy cáu bẩn.

Tiếp chúng tôi là một thanh niên làm công cho cơ sở này. Người thanh niên này mách mua ít nước mắm nguyên chất hoặc loại tinh dầu nước mắm về pha với nước ấm là có thể ra nước mắm. “Một lít nước mắm có giá bán chỉ 8000 nghìn đồng thì lấy đâu ra nguyên chất, thực ra chỉ có muối và nước thôi”.

“Nước mắm để lâu bị hỏng là do người bảo quản không biết dùng để cho vi khuẩn tấn công, còn loại pha chế có muối rồi nên khó mà hỏng được" – người thanh niên khẳng định.
Nước mắm được pha thêm nước lã và muối để tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Tại cửa hàng T.P (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội), người bán hàng cũng thừa nhận “Nước mắm này đã qua pha chế vài lần, nếu nguyên chất từ trong thùng chượp cá ra thì có giá vài chục nghìn đồng/lít làm gì có giá 7 hay 8 nghìn đồng".
Anh Hiệu -  một lái buôn từ nhiều năm nay “bật mí’: Để kiếm thêm lời anh thường nấu nước muối để ấm khoảng 20 độ C và pha nước mắm mua từ dưới Nam Định, Thái Bình với nồng độ 25 % nước sôi, còn lại là nước mắm.
Như vậy, vì mục đích kiếm lời, các cơ sở sản xuất nước mắm hay các chủ buôn mắm đều sử dụng các “mánh khóe” khác nhau để tăng lợi nhuận trong thời buổi khó khăn, trong đó, “thủ thuật” thường xuyên và đơn giản đó là pha muối và nước lã tạo ra nước mắm giá rẻ, thu hút được nhiều người mua.
Trứng bốc mùi thối vẫn dùng làm bánh trung thu
Ban bảo vệ Người Tiêu Dùng, báo Giáo Dục Việt Nam tuần qua đã đưa tin về thu giữ 19.000 quả trứng thối sử dụng làm bánh tại kho hàng nhà ông  Nguyễn Doàn Hải.
“Khi đập trứng vịt muối ra để kiểm tra, rất nhiều quả đã chuyển sang màu đen, có mùi hôi thối rất khó chịu".

Tại kho hàng nhà ông Hải (địa chỉ tại số 18 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 8.000 quả trứng vịt muối Bắc Thảo, 11.000 quả trứng gà thường. Khi hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của số lượng trứng trên, chủ hàng đã không trình được hóa đơn chứng từ, giấy kiểm dịch.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Đội phó Đội 3, Phòng 6 , Cục cảnh sát môi trường (Bộ công an) cho biết thêm: "Nếu không được phạt hiện kịp thời, toàn bộ số trứng muối này sẽ được chủ hàng đem nhập cho những cơ sở sản xuất bánh kẹo, để làm nhân bánh Trung thu bán ra thị trường”.
>> Xem lại toàn cảnh công nghệ chế biến bánh trung thu bẩn

Toàn bộ số trứng bị thu giữ theo ước tình trị giá khoảng 50 triệu đồng (tính theo giá thị trường). Số trứng vịt muối sẽ được nhập cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo làm nhân bánh Trung thu, còn số trứng gà sẽ được đem rải đi các mối ở chợ để bán cho người dân.

Qua quá trình thẩm vấn, chủ hàng khai nhận toàn bộ số trứng trên đều có
nguồn gốc từ Trung Quốc được vận chuyển trái phép vào Việt Nam.

Đây là vụ thứ 3 liên quan đến nhân bánh Trung thu bị lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện và bắt giữ trong suốt 1 tuần qua.

Dùng bột thịt nạc độc hại để tăng trọng cho lợn

Theo nguồn tin từ báo Giáo Dục Việt Nam: Các nông dân Trung Quốc thường sử dụng Clenbuterol (bột thịt nạc),
một loại chất hóa học độc hại bị cấm sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm, để làm cho những con lợn có nhiều nạc hơn.
>> Xem lại cảnh tiêu hủy hàng trăm tấn thịt lợn bẩn tại Hồ Nam

Vừa qua, vào tháng 3/2011, các nhà chức trách Trung Quốc đã phát động chiến dịch an toàn thực phẩm tập trung lớn vào vụ bột thịt nạc. Tổng cộng có 2.000 nhân viên cảnh sát ở các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hà Nam và thành phố Thiên Tân đã tham gia vào vụ truy quét.
Hàng trăm tấn thịt lợn "bẩn" dùng bột thịt nạc tăng trọng độc hại bị thiêu hủy.

Sau hơn 6 tháng thực hiện chiến dịch, cảnh sát đã thu giữ 2,5 tấn bột thịt nạc, đóng cửa 6 phòng thí nghiệm, 12 dây chuyền sản xuất, 19 kho lưu trữ và chế biến cùng 32 nhà máy “dưới lòng đất” trong vụ này, bắt hơn 900 người liên quan đến việc sản xuất và bán clenbuterol.
Có thể nói, Clenbuterol là loại chất giúp đốt cháy mỡ bất hợp pháp được các nông dân Trung Quốc sử dụng như một chất phụ gia cho lợn ăn suốt trong một thời gian dài trước khi vụ việc bị phát hiện.
Sự kiện này lan rộng và gây chấn động tới 63 thành phố trên khắp cả nước Trung Quốc, thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực phẩm bẩn ở đất nước láng giềng này.
Khởi Sự (Tổng hợp)
 
Sưu tầm

Tình hình lũ lụt tại Việt Nam

Hàng loạt đê vỡ nghiêm trọng ở An Giang
(TNO) Nguồn tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh An Giang cho biết, tính đến sáng 28.9, trên địa bàn tỉnh, đã có rất nhiều điểm đê vỡ, gây thiệt hại diện tích lớn lúa thu đông của người dân.
Tiếp theo vụ vỡ đê trên địa bàn xã Vĩnh Phước (H.Tri Tôn), tối qua và rạng sáng nay (28.9), hàng loạt điểm đê xung yếu trên địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới… bị vỡ đồng loạt, nhấn chìm toàn bộ diện tích lúa trong vùng.
Tại huyện Thoại Sơn, con đập số 2 ở tiểu vùng Tân Vọng, xã Vọng Thê bị vỡ chiều 26.9. Trong ngày này, đê kinh Phước Điền (xã Văn Giáo, Tịnh Biên) bị vỡ một đoạn từ 4-6m nhưng địa phương đã kịp thời khắc phục.
Hôm qua (27.9), đến lượt đê bao tại xã Mỹ Hội Đông (H.Chợ Mới) bị vỡ nhấn chìm 620 ha lúa, đê xã Vĩnh Hanh (H.Châu Thành) bị vỡ nhấn chìm 320 ha lúa.
Rạng sáng nay (28.9), đê bao tại Kinh 8, xã Thạnh Mỹ Tây (H.Châu Phú) bị vỡ nhấn chìm 270 ha lúa. Nghiêm trọng nhất là vụ vỡ đê tại Kinh 7, xã Ô Long Vĩ (H.Châu Phú), nhấn chìm 500 ha lúa và đe dọa trực tiếp đến 1.000 ha lúa còn lại của tiểu vùng Kinh 7 - Kinh 10 thuộc xã này.

Đê bờ Tây Kinh 7 (xã Ô Long Vĩ, Châu Phú, An Giang) vỡ nhấn chìm 1.500 ha lúa đông xuân của người dân trong biển nước

Người dân xã Ô Long Vĩ chặt cây ngăn lũ
 

Ra sức chống chọi tại đoạn đê bị bể ở tuyến Kinh 8, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú, An Giang)
Sáng nay, PV Thanh Niên đã có mặt tại hiện trường điểm vỡ đê trên Kinh 7, xã Ô Long Vĩ.
Chính quyền và nhiều người dân địa phương ở đây cho biết, từ chiều qua đoạn đê trên tuyến này đã xuất hiện điểm nứt tại bờ Tây, thuộc phạm vi đất nhà ông Phạm Văn Hùng (ấp Long Hưng). Người dân và các lực lượng do xã, huyện điều động đã ra sức gia cố nhưng do nước lũ dâng cao, áp lực nước lớn nên đến 21 giờ 30 tối 27.9, điểm đê trên đã bị vỡ một đoạn từ 4-6m. Rất may, gia đình ông Hùng được sự giúp đỡ của người dân địa phương kịp sơ tán đến nơi an toàn. Đến sáng nay, điểm đê trên đã bị vỡ rộng ra trên 30m. Nước lũ nhanh chóng nhấn chìm 500 ha lúa 30 ngày tuổi và tiếp tục tràn qua các con đập ngăn với tiểu vùng Kinh 9, Kinh 10, nơi có 1.000 ha lúa thu đông cùng tuổi.
Ngay khi vụ việc xảy ra, Quân khu 9 đã điều động khẩn cấp trên 1.000 quân nhân thuộc biên chế Sư đoàn 30 cùng với lực lượng của xã, huyện, tỉnh An Giang huy động… tổng cộng hơn 3.000 người cùng người dân địa phương ra sức khắc phục sự cố.
Ông Vương Hữu Tiến, Chi cục phó Chi cục thủy lợi tỉnh An Giang, cho biết trước mắt địa phương tập trung vá điểm vỡ đê tại bờ tây Kinh 7 và đưa lực lượng gia cố các con đập ngăn với tiểu vùng Kinh 9 và Kinh 10 để cứu 1.000 ha lúa còn lại. Các lực lượng ứng cứu đã tiến hành đắp đập ngăn 2 đầu Kinh 7 để làm giảm áp lực của lũ thượng nguồn đổ về, tiếp đó sẽ sốc cừ, tấn bao cát vá điểm đê vỡ. “Lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo bằng mọi giá phải giữ được trà lúa đông xuân. Trong trường hợp bất khả kháng thì cố gắng hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất”, ông Tiến cho biết.
* Theo tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn An Giang, lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về, nước từ các sông tiếp tục dâng cao. Mực nước đo được lúc 7 giờ sáng nay trên sông Tiền tại Tân Châu là 4,75m, trên sông Hậu tại Châu Đốc lên 4,11m, tại Chợ Mới 3,41m, Long Xuyên 2,73 - vượt mức đỉnh lũ năm 2000. Trong những ngày tới, nước lũ tiếp tục dâng nhanh với tốc độ mỗi ngày từ 5-7cm.
Lũ dâng cao đã gây ngập trên 1.000 căn nhà, nhiều tuyến sông bị sạt lở với chiều dài khoảng 30km. Địa phương đang lên phương án di dời dân đến nơi an toàn. Tính đến sáng qua, nhiều tuyến đê ngăn lũ đã bị ngập, nước tràn qua diện tích đất sản xuất của dân. Người dân vùng lũ An Giang đang ra sức cùng với các lực lượng ngày đêm chống đỡ với trận lũ lớn hiếm thấy từ nhiều năm nay.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và kịp thời thông tin tới bạn đọc những diễn biến tiếp theo.
Đồng Tháp: Vỡ đê bao, hàng trăm ha lúa bị chìm trong lũ
Khoảng 3 giờ 30 phút sáng ngày 28.9 nước lũ chảy xiết, mực nước trên sông Tiền tại huyện Tân Hồng, Đồng Tháp cao trên 5,2m đã đánh vỡ đê bao Cả Mũi ở ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A.
Đê bao Cả Mũi bị sạt lở - Ảnh: Thanh Dũng
Trong đê bao này có hơn 500 ha lúa vụ ba sắp thu hoạch phút chốc bị chìm trong nước lũ, gây thiệt hại trên 5 tỷ đồng. (Thanh Dũng)
Tiến Trình
Lũ chia cắt hơn 1.800 hộ dân Hà Tĩnh
TTO - Đến chiều 28-9, hơn 1.800 hộ dân ở 6 xã của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn đang bị nước lũ chia cắt. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu, có nhiều điểm ngập trên 1m. Người dân đi lại phải bằng thuyền, bè.
Đến thời điểm này mưa lũ đang khiến hơn 1.800 hộ dân ở Vũ Quang bị chia cắt (ảnh chụp ở Đức Bồng)

Theo ông Nguyễn Đặng Kỷ - chủ tịch huyện Vũ Quang, do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và hoàn lưu sau bão, những ngày qua trên địa bàn huyện có mưa vừa và rất to. Nước ở thượng nguồn sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi đổ về khiến các xã Đức Giang, Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Hương, Hương Thọ ngập nặng và chia cắt.
Đặc biệt đêm 27-9, xuất hiện lũ ống ở Hương Thọ, Đức Lĩnh. Do bị sạt lở nặng, hai hộ dân ở thị trấn Vũ Quang và xã Đức Bồng được di dời ngay trong đêm. Đến thời điểm này mưa lũ đã làm hơn 30ha lúa, 5ha lạc vụ hè của huyện Vũ Quang bị ngập và hư hại nặng. Rất nhiều công trình đường sá, cầu cống bị cuốn trôi.
Trong khi đó tối 27-9, trên địa bàn huyện Hương Sơn xuất hiện lũ quét cục bộ tại xã Sơn Giang, Sơn Lâm. Đập Quát có nguy cơ vỡ trong đêm. Ông Trần Duy Trinh, chủ tịch huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết do trưa 27-9 trên địa bón huyện Hương Sơn xuất hiện mưa lớn, có nhiều nơi đo được trên 150mm. Do đó nước lũ trên sông Ngàn Phố vượt trên báo động 2, xuất hiện lũ quét, nước tràn qua đập Quát, cầu Gia Phố bị chia cắt.
Rất nhiều con đường làng ở Vũ Quang bị ngập trong nước

Trước nguy cơ đập Quát bị vỡ, huyện Hương Sơn đã huy động hơn 400 người, bao gồm công an, quân đội, cán bộ nhân viên… đến ứng cứu. "Ngay từ chiều 27-9, chúng tôi huy động toàn bộ lực lượng, vận chuyển bao tải cát, đá, các phương tiện máy móc đến ứng cứu đập Quát. Đến khoảng 10g đêm đập mới được cứu” - ông Trinh nói.
Sáng 28-9, ông Trinh cho biết thêm hiện nước lũ trên sông Ngàn Phố đã xuống, đang cử người gia cố lại đập Quát. 
Đề phòng lũ quét, lũ ống huyện Hương Sơn đã rà soát, lập danh sách, lên phương án và sẵn sàng di dời gần 3.000 người dân  ở các xã Sơn Tây, Sơn Lĩnh, Sơn Kim… Đồng thời huy động hơn 100 các loại xe bán tải, 11 xuồng máy phục vụ khi có lệnh

Thơ “bật mầm” của “nhà tư tưởng” Nguyễn Hồng Vinh

page Hết ủy viên trung ương, thôi Phó trưởng ban tuyên giáo, Nguyễn Hồng Vinh bỗng nhiên trở thành một… nhà thơ, với lối thơ “bật mầm”. Với hình ảnh luôn cặp kè như hình với bóng cùng Hữu Thỉnh và tần suất thơ tràn ngập các báo từ Văn nghệ, Nhân Dân, Công an đến các tờ báo đảng lẫn tập san tỉnh lẻ từ bắc chí nam, dư luận đồn kháo việc Nguyễn Hồng Vinh thò chân vào cửa Hội nhà văn kỳ tới là điều gần như chắc chắn.
          “Là bạn đọc, ta thấy hành trình của anh với một không gian khá rộng, đó là thông tin cấp một. Thông tin cấp hai, quan trọng quyết định là nhịp đập của hồn anh. Xem ra, những gì mà anh kể lại với chúng ta đều bình dị, dễ thương, dễ gặp, dễ thấy hàng ngày. Người vô tình có thể để trôi qua, tuột mất. Còn Hồng Vinh, con người có vẻ đa sự này thì đã kịp buộc giữ chúng lại bằng một thứ ngôn ngữ cũng bình dị như việc đời, như sự sống…”- Đó là lời tựa của nhà thơ Hữu Thỉnh viết cho tập thơ “Thao thức dòng đời” của Nguyễn Hồng Vinh.
          Báo Công an nhân dân “thổi” khiếp hơn khi gọi tập “từ những nẻo đường” của Nguyễn Hồng Vinh là “cuốn nhật ký bằng thơ”: “Con người thi ca của Nguyễn Hồng Vinh rõ ràng không thể lấn át con người báo chí trong ông. Nhưng ông đã làm được một việc quan trọng, là hài hòa hai con người ấy. Vì thế thơ của ông, dù rất "thời sự" nhưng cũng tràn đầy cảm hứng thi sĩ”. (Cuốn nhật ký bằng thơ của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, báo Công an Nhân dân).
          Báo Sài Gòn giải phóng thì như thể reo lên khi khám phá ra “chìa khóa” nghệ thuật trong “dòng thơ bật mầm” của “nhà tư tưởng” Nguyễn Hồng Vinh: “Thao thức dòng đời là tập thơ thứ hai của Nguyễn Hồng Vinh. Lật trang thơ đầu tiên, tôi bắt gặp một thao thức – có thể gọi là “chìa khóa” để lần tìm bên trong thế giới nghệ thuật thơ Hồng Vinh: “Dòng đời chảy dọc tháng năm – Trong tôi buồn vui sâu lắng – Vời vợi bao miền hoài niệm – Thao thức, dòng thơ bật mầm” (Thao thức thơ- báo Sài Gòn giải phóng).
          Chẳng biết cái “dòng thơ bật mầm” là thứ thơ quái quỉ gì? Xin trích vài đoạn được đánh giá là xuất sắc nhất của “dòng thơ bật mầm” Nguyễn Hồng Vinh, bạn đọc xem nó có “bật mầm” không nhé:
Mẹ dạy con làm điều nhân nghĩa
Đời nhắc con sống trọn tình người
Cha cho con móng nhà vững chãi
Đất nước cho con ngôi nhà bình yên…
(Cho)
Trong chiếc ba lô ngày trở lại Hà thành
Ắp đầy những tấm hình đen trắng
Của một thời Trường Sơn chiến tranh
Cao đẹp tình người, lẽ sống!…
(Những tấm ảnh Trường Sơn)
Em mang theo "Vầng trăng vệ đê" (1) vào đất
Sóc Trăng
Hay để lại bên sông Hồng cuộn chảy?
Nơi Tình Yêu bừng bừng lửa cháy
Thổn thức, chiêm bao, xao xuyến dâng đầy…
Trăng Sóc Trăng mờ tỏ đêm nay
Bên sóng nước rì rầm như phút nào ngày ấy
Thiếu vắng anh, vầng trăng như nhỏ lại
"Khoảng sáng vệ đê" càng lấp lánh, xôn xao…
(Trăng ở Sóc Trăng)
          Còn đây là vài dòng thân thế của “nhà tư tưởng” đang thành… nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh được báo Công an Nhân dân đăng kèm ngay dưới bài “cuốn nhật ký bằng thơ…”:
          “Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh sinh ra và lớn lên tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông thi đỗ vào khoa văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng lại chuyển sang theo học ngành sử. Trong chiến tranh, Hồng Vinh là một phóng viên chiến trường. Ông có mặt ở những nơi bom đạn ác liệt nhất như đường Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị. Năm 1986, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về báo chí tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô. Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh nhiều năm là tổng biên tập báo Nhân dân; từng là Ủy viên ban chấp hành trung ương đảng khóa VIII, IX, đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Ông cũng từng giữ nhiều trọng trách như Chủ tịch hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ), Phó trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – văn hóa trung ương. Hiện nhà báo Nguyễn Hồng Vinh là Phó chủ tịch thường trực hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương”.

Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng Luật Biểu Tình "Phải đăng ký"




Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật Biểu tình để điều chỉnh vấn đề thực tế đang đòi hỏi. Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần sớm có Luật Biểu tình (ảnh: Việt Hưng).
Trình dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIII tại UB Thường vụ QH chiều nay, 28/9, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị xem xét 115 dự án (trong đó có 3 bộ luật, 104 luật, 6 pháp lệnh). Luật Biểu tình là 1 trong số 19 dự án luật được đề xuất trong lĩnh vực xây dựng luật điều chỉnh về quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân.
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, nhiều ý kiến trong UB tán thành đưa dự án Luật Biểu tình vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa XIII. Việc ban hành luật này được nhận định là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình, đồng thời nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.
Tất nhiên, nếu ban hành Luật này cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thời điểm xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng kích động quần chúng biểu tình gây rối trật tự an ninh.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị chưa ban hành Luật Biểu tình và cho rằng việc ban hành luật này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng biểu tình chống phá chế độ.
Mặt khác, đã có Luật Biểu tình thì phải điều chỉnh cụ thể các điều kiện đăng ký biểu tình (nội dung, thời gian, địa điểm). Ngược lại, các cơ quan nhà nước cũng phải bảo đảm tạo điều kiện để người biểu tình thực hiện hoạt động tập thể của mình. Quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho địa phương, nhất là các thành phố lớn có diện tích các địa điểm tập trung chật hẹp, giao thông tắc nghẽn như hiện nay.
Trước những ý kiến còn băn khoăn, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày thêm: “Khi Chính phủ bàn về những luật liên quan đến vấn đề này như Luật về Hội, Luật hội họp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình. Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi. Sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này”.
Chốt lại, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu khẳng định, đa số các ý kiến đều đồng tình phải nhanh chóng xây dựng luật này vì đây là vấn đề thực tế đòi hỏi, cũng là việc cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp 1992. Ông Lưu yêu cầu xem xét đưa Luật Biểu tình vào chương trình vào thời gian thích hợp.

TS Nguyễn Xuân Diện muốn tổ chức một buổi thuyết trình về Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi chép trong thư tịch Hán Nôm.

THƯ NGỎ CỦA NGUYỄN XUÂN DIỆN


 

Tôi là Nguyễn Xuân Diện, trân trọng gửi đến các cá nhân, tổ chức lời đề nghị của tôi, dưới đây:

Tôi muốn tổ chức một buổi thuyết trình về Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi chép trong thư tịch Hán Nôm. Nhưng tôi biết, hiện nay đã và đang có những ngăn trở các hoạt động như thế này (cụ thể cuộc thuyết trình của TS Nguyễn Nhã với chủ đề tương tự, được tổ chức tại một nơi khuất nẻo ở quận Hà Đông, HN đã bị phía công an yêu cầu cắt điện và bãi bỏ).

Song nhu cầu chia sẻ và hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa (đã mất hoàn toàn vào tay Trung Quốc) và Trường Sa (một phần đã bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) là một nhu cầu thiêng liêng, cấp thiết và liên tục.

Tôi vẫn muốn tự đứng ra tổ chức cuộc thuyết trình này, và có thể nhiều cuộc khác nữa, song điều kiện kinh tế không cho phép, nên muốn kêu gọi các cá nhân, tổ chức (kể cả các cơ sở tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam) hãy giúp chúng tôi về:

-  Kinh phí thực hiện
-  Địa điểm tổ chức

Kinh nghiệm của tôi: Đã thuyết trình tại Đại học TOYO (Nhật Bản), Bảo tàng Dân tộc học, Đại học Mỹ Thuật HN, Trung tâm Văn hóa Pháp (L’espace, 4 lần), Viện Âm nhạc, Tư gia Giáo sư Trần Văn Khê, Công ty của Ông Nguyễn Trần Bạt,...

Tôi cam kết tất cả các cuộc thuyết trình này chỉ thuần túy về mặt học thuật, không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thư chấp thuận giúp đỡ, tài trợ tổ chức thuyết trình xin gửi về:

TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN
Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
183 – Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội

Email: lamkhanghn@yahoo.com.vn

Dưới đây là nội dung của cuộc thuyết trình:

Chủ đề: 

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HAI QUẦN ĐÀO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA 
ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG THƯ TỊCH HÁN NÔM

Diễn giả: Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện
(Phó GĐ Thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện KHXH Việt Nam)

Thời gian:  Thứ Bảy hoặc Chủ nhật
Địa điểm: Một địa điểm an toàn tuyệt đối,  không bị phá rối.

Người tham dự:
Một số nhân sĩ trí thức và những người biểu tình yêu nước
Tổng số: 60 – 100 người
(Có thể mời thêm 03 cán bộ an ninh của Bộ Công an và Sở Công an Hà Nội)

Chi phí:
-  Cho diễn giả: Không
-  Thu phí của người đến dự: Không
-   Tiền phải chi:

Hội trường 100 chỗ (nếu được ai tài trợ hoặc cho mượn địa điểm thì càng tốt)
Nước uống: Ai dùng thì trả. Nếu có người tài trợ, thì sẵn sàng nhận.
Thuê máy chiếu, hệ thống âm thanh:Cùng đóng góp để trả. Ai tài trợ, xin sẵn sàng.

Ngoại trưởng Việt Nam biện hộ vấn đề nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh
REUTERS

Anh Vũ
Hiện đang có mặt tại New York tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hôm qua, 27/09/2011, Ngoại trưởng Việt Nam đã lên tiếng biện hộ cho vấn đề nhân quyền bằng cách đưa ra dẫn chứng so sánh với việc chính phủ Anh trấn áp mạnh tay trong vụ bạo lọan hồi tháng 8 vừa qua.

Theo AFP, Ngoại trưởng Việt nam Phạm Bình Minh phát biểu tại trung tâm nghiên cứu ngoại giao của Mỹ ( Council on Foreign Relations) rằng, cách đây vài năm, trong một cuộc đối thọai về nhân quyền, Anh Quốc có nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền ở các nước các nước cộng sản, thế nhưng giờ đây hãy nhìn vào nước Anh thử xem những quan ngại đó có đúng hay không ?
Ngoại trưởng Việt Nam muốn viện dẫn đến vụ bạo loạn lan tràn ở nước Anh hồi đầu tháng 8 khiến sau đó chính quyền phải dùng các biện pháp bị xem là mạnh tay để trấn áp. Theo ông Phạm Bình Minh, vì vấn đề an ninh thì sử dụng một vài biện pháp nào đó thì cũng là « chuyện bình thường ».
Khi bị chất vấn về vụ chính quyền dùng vũ lực đàn áp giáo dân Cồn Dầu năm 2010 khiến Quốc hội Mỹ phải lên tiếng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho rằng đó là vụ tranh chấp đất đai, đồng thời, ông khẳng định ở Việt Nam, không có chuyện « phân biệt đối xử với việc thực hành tôn giáo ». Bên cạnh đó Ngoại trưởng Việt Nam cũng ca ngợi những tiến bộ đạt được trong quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ, nhưng cũng nói thêm rằng hai bên vẫn có cách tiếp cận vấn đề nhân quyền khác nhau.
Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải cải thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền nhưng đồng thời vẫn tiếp tục thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng.

Wednesday, September 28, 2011

Muôn nẻo đường gái “ôm” trên đất Thành Hồ

Chữ “ôm” hôm nay không còn là động từ mang thứ ý nghĩa đơn thuần, tức hình ảnh một vòng tay ôm qua eo ếch một người khác không phân biệt nam nữ. Nhưng hiện giờ qua thời gian, chữ “ôm” đã biến dạng trở thành danh từ chung hoặc nghĩa bóng dành cho giới sành điệu nam nữ trong xã hội.
Bây giờ chữ “ôm” mang dáng dấp của danh từ “mếch-lô-vơ” (make love), nói đến ôm là nghĩ đến việc làm tình, nên không chỉ đơn thuần với ý… đi xe ôm, cà phê ôm, bia ôm như xưa kia.

Như thí dụ sau đây, khi bạn vào chat tìm bạn trong mạng xã hội của Vietfun, Yahoo, khi được đối tượng đồng ý cho tiếp xúc thì câu hỏi đầu tiên sẽ là :
- Được cho ôm không đó ?
Cho nên người viết phải mở đầu bài phóng sự này một cách mặc định về những hình ảnh của chữ “ôm” trong thời tiền và hậu cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Từ gái đứng đường…
Ai cũng hiểu gái đứng đường thuộc gái điếm ăn sương đứng đường đứng chợ, một cấp thấp trong nghề bán trôn nuôi miệng. Có người “làm việc” cho những động mại dâm, và có cả những cô gái làm việc độc lập. Tụ điểm của gái đứng đường thường ở những nơi công viên đông Căn đều Hai bênngười, nơi cầu đường có người thường đứng hứng gió, hoặc nơi có nhiều hàng ăn quán nhậu khi say xỉn muốn xả “xú bắp” để ăn mừng hay xả xui gì đó.
Rộ nhất từ 8 – 9 giờ tối trở đi, các cô gái ăn sương ăn mặc rất ít vải chỉ với quần soọc jean ngắn ngang tới bẹn cùng cái áo thun hai dây ngực “xăng xú” để lồ lộ hai vòng cong bắt mắt, đứng đầy trên đường Huyền Trân công chúa bên hông sân Tao Đàn nay còn gọi Công viên Văn hóa thành phố, công viên Gia Định, chân cầu Thị Nghè, Sài Gòn bên quận Bình Thạnh, dọc đường Phan Văn Trị của quận Gò Vấp v.v…
Thường các cô gái đứng đường vì gia đình nghèo, ở tỉnh lên thành phố, vì ít học, ít nhan sắc nên phải nhập “động”, vì thế giá đi “một dù” rất rẻ mạt. Như gái đứng đường ở chân cầu Sài Gòn vừa tiền thuê phòng, bao cao su chỉ có bảy chục ngàn chỉ trong vòng 15 phút/dù, nếu ở lại lâu hơn phải cộng thêm tiền phụ trội 50%. Có lẽ do gái đứng đường thường dành cho người cần giải quyết sinh lý khi túi ít tiền, đa số là người dân lao động có thu nhập thấp.
Trong thời khủng hoảng kinh tế có nhiều hãng xưởng đóng cửa, số người thất nghiệp gia tăng; gái mại dâm cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Nhiều cô gái trước đây từ ngoài tỉnh vào thành tìm việc làm, nay thất nghiệp không muốn trở về nơi đồng ruộng vì đã quen lối sống văn minh đèn điện nơi thị thành, đã sẵn “vốn tự có” liền đem ra “làm việc” để có trả tiền nhà tiền cơm, như chờ đợi cuộc khủng hoảng kinh tế đi qua… sau cơn mưa trời lại sáng.
Đó là loại gái đứng đường mang tính độc lập tức không có tú bà bảo bọc. Người có tuổi sồn sồn trên dưới 30 thường không ăn mặt loè loẹt, đa số chỉ mặc đồ bộ, hay quần áo công nhân. Còn với độ tuổi trẻ trung chỉ trên dưới 20, không tìm được chỗ làm tiếp viên quán ăn buộc phải ra đứng đường, loại gái này thường giả làm thứ “nai vàng ngơ ngác” mặc áo dài tay ôm cặp như dáng nữ sinh, rồi rụt rè vẫy tay đón khách.
Những gái đứng đường không chuyên nghiệp họ không biết xài tiếng lóng “đi dù” mà chỉ nói “vui vẻ với em đi”.
Giá cả các cô gái này cũng “bèo” lắm, có người chỉ cần được bao ăn, có người nói “anh cho bao nhiêu thì cho” để còn được sinh tồn nơi chốn phồn hoa đô hội.
… đến gái trên mạng
Bạn đừng nghĩ gái trên mạng thuộc “con nhà lành”, họ chỉ khác gái đứng đường vì đa số có học, có nhan sắc và có cả phương tiện hành nghề.
Như đã nói, nếu ai vào mạng xã hội “tìm bạn bốn phương” hay nói trắng ra “đi tìm bạn tình” để chát. Vào hai mạng Vietfun, Yahoo là có đông người chat nhất hiện nay. Theo dân sành điệu phân tích, mạng chát Yahoo toàn gái tuổi teen trong nước đang cần tiền; còn mạng Vietfun có từng room từ U20 đến U 50 sẽ bắt gặp đủ mọi thành phần, từ lớp tuổi teen đến loại “ma vú dài”, từ trong nước ra đến hải ngoại, từ gái ăn sương đến người cần giải quyết sinh lý, và cả dân đồng tính; chỉ một thiểu số vào mạng đúng nghĩa trước tìm bạn sau tìm chồng.
Cho nên nếu ai có webcam sẽ nhận ra ngay khi thấy các đối tượng ở trước màn hình. Nhận ra ngay các cô rất trẻ đẹp thuộc loại hotgril nhưng thường là “gà móng đỏ” đó bạn, ban ngày họ ở nhà và vào mạng còn chiều tối đi làm tiếp viên ở quán ăn, quán bia ôm đèn sáng đèn mờ.
Sau những câu chào hỏi thông thường, sẽ đến những câu đại loại :
- Em đang hết money nên buồn quá, mình gặp nhau tâm sự đi.
Hai tiếng “tâm sự” đồng nghĩa với chữ “ôm” như nói trên đây. Nếu bạn OK, em sẽ nói tiếp ngay :
- Nhưng anh nhớ lì xì em lấy hên đó nghe, để mình còn gặp nhau hoài.
Bất luận bạn cùng trang lứa hay đang là ông già chống gậy, các cô gái vẫn sẽ gọi bằng anh nghe ngọt sớt. Nếu cần tọc mạch, bạn hỏi :
- Em muốn lì xì bao nhiêu ?
- Em hết tiền xài rồi, nhưng lì xì cho em 100 thôi.
- Trời, đến 100 đô sao em ?
- Hổng dám đâu, em đâu phải người mẫu mà anh phải “poa” sộp vậy, 100 ngàn thôi anh ơi.
Rồi để gợi dục, có thể những cô nàng sẽ khoe hàng ra ngay trước mặt :
- Nè anh coi em có hấp dẫn không ?
Nói xong nàng ta sẽ làm ngay một màn thoát y vũ cộng với sex gợi dục ngay trước ống kính webcam, cho bạn thưởng thức miễn phí.
Ở những room U40, U50 là hình ảnh những bà góa chồng hay nạ dòng, có tiền nhưng đang thiếu tình, mà ở độ tuổi này đang còn đòi hỏi rất nhiều về chuyện cần “mếch-lô-vơ”. Đa số phụ nữ trong tuổi này, việc đầu tiên sẽ hỏi tuổi tác của đối tượng, trọng lượng và chiều cao của thân thể để tính thể trạng. Nếu bạn còn trẻ trung sẽ có năm sáu phần thành công, và sau khi tra vấn tính ra đối tượng thuộc loại khoẻ mạnh vạm vỡ, bạn sẽ thành “đỉ đực” một ngày không xa. Từng lớp người này còn hay đi vào những câu lạc bộ khiêu vũ thể thao tìm bạn tình một đêm cho thỏa mãn sự thèm khát thâu đêm.
Còn phụ nữ không tiền chỉ cần được cho “mếch lô vơ” là đủ, họ sẽ ít kiểm tra về cân nặng và chiều cao, chỉ hỏi tuổi tác để đánh giá đối tượng theo sở thích của từng người, hoặc nghề nghiệp khả dĩ còn tiến xa hơn nữa.
Đa số người vào chat trong internet hiện nay đều muốn làm quen, để cùng nhau giải quyết sinh lý, nhưng như đã nói gái đi dù, hay gái bao, gái làm tiền cũng nhiều. Khi bạn gặp gái làm tiền cũng hay giả làm “con nai vàng ngơ ngác” như là đang có nghề nghiệp đàng hoàng nhưng chưa chọn được đối tượng làm người yêu, là bạn sẽ đi vào cửa tử. Lúc ban đầu chở em đi trên đường mà ngực cứ cạ sát vào lưng, tay ôm chặt lấy người, miệng ỏn ẻn nói ra những câu đầy tình tứ “mới gặp anh mà sao em đã có cảm tình ngay”; để rồi em sẽ dụ vào một quán ăn máy lạnh với nửa ký tôm sú mở hàng cho việc làm quen, sau đó lại ỏn ẻn muốn bạn đưa vào siêu thị mua chút ít đồ dùng cá nhân; bạn mà làm vừa lòng “người đẹp” là sẽ toi ngay bạc triệu; còn bằng không sẽ có ngay câu nói tạm biệt “hôm nay em bị red (đến ngày kinh nguyệt) rồi, tiếc quá, thôi để hôm khác mình gặp lại nhau” vì thấy bạn không tiền hoặc keo kiệt đó thôi.

Cho nên vào chát trong mạng internet, bạn đừng bao giờ nghĩ chuyện “tìm bạn bốn phương” trong đó tìm thấy “một túp lều tranh có hai quả tim vàng” mà chỉ có hình ảnh của tiền bạc là trên tất cả.
Trăm thứ dạng “ôm”
Trên đây mới nói đến hai dạng “ôm”, loại gái chỉ phục vụ cho giới lao động bình dân hay trung bình trong xã hội. Còn về giới có tiền, dân chạy “ép phe” thuộc hàng trung lưu cách tìm gái để “ôm” có cao hơn một bậc, như đi tắm hơi, massage, hớt tóc thanh nữ cho đến bia ôm đèn sáng hay đèn mờ ở những quán “hát với nhau”, nhà hàng karaoke để được ôm tại chỗ.
Với những Vip thuộc hàng thượng lưu quý tộc từ giám đốc nhà nước hay tư nhân trở lên, sẽ không ôm đụng hàng như dân “áp phe”. Họ có tiền mướn gái chân dài đi du lịch một vài đêm, sống theo kiểu “nhất dạ đế vương”. Loại này thường tụ họp ba bốn người “chung vốn” đi cùng một hai cô “người mẫu” để “bề hội đồng” cho đáng đồng tiền đã bỏ ra.
Nói đến “bề hội đồng” người viết nhớ đến một giai thoại không rõ hư thật ra sao, nhưng có thời gian thiên hạ đồn rùm. Một nữ nghệ sĩ tên T… thường hay léng phéng với ông tướng Vùng IV chiến thuật xưa, một hôm nữ nghệ sĩ này theo gánh hát về Cần Thơ diễn, phu nhân ông tướng biết được cho bọn lính “gạt-đờ-co” bắt cóc đem đi “bề hội đồng” suốt đêm mới thả về. Nhưng cả bọn không ngờ cô đào hát này vẫn tỉnh bơ, làm một tên phải buột miệng “mẹ nó, suốt đêm tụi mình quần nó như vậy mà thấy nó vẫn tươi tỉnh như không hề xảy ra chuyện gì !”, một tên khác mới phải bình luận “mày không thấy lưỡng quyền của nó nhô cao đến mí mắt đó sao. Thứ này đa dâm lắm. Bọn mình chỉ có năm sáu đứa, nó chấp mỗi thằng đi hai ba dù cũng chưa thỏa mãn”.
Nói như vậy chứ thật ra theo y học cho biết, phụ nữ thường mạnh mẻ hơn nam giới gấp đôi về tình dục. Cho nên đã vào nghề cho mọi người ôm thì đâu sợ chuyện “bề hội đồng”.
Mới đây có loại “dịch vụ cho thuê người yêu” nhằm phục vụ các Vip đang chám cơm thèm phở, giá cả chỉ có các hạm lớn hạm nhỏ mới đủ sức bỏ ra chi phí, thấp nhất là 300.000đ/giờ và cao nhất có thể lên tới vài chục triệu tùy theo yêu cầu. Nhưng đó mới chỉ là tiền nổi, còn tiền chìm là muốn tới bến phải biết “poa” sộp cho người đẹp, vì các em thuộc hàng cao thủ “chấp” một đêm cả chục dù không biết mệt.
Tại những phòng tắm hơi xoa bóp, tuy mang biển “vật lý trị liệu” nhưng bên trong đa số chứa gái mại dâm trá hình làm nghề đấm bóp, mà bóp nhiều hơn đấm. Cho nên dù có bảng thông báo cần văn minh lịch sự, nhưng khi bạn đã quen nữ tiếp viên xoa bóp, có thể bạn khỏa thân 100% khi bước vào phòng xông hơi cá nhân. Các nữ nhân viên “vật lý trị liệu” cũng không còn chút vải, tay kỳ cọ từ thằng lớn cho đến thằng nhỏ đến khoẻ khoắn, rồi cùng lên giường làm tình tại chỗ. Một ticket giá 50.000đ cho 45 phút, bạn có thể mua vài ticket một lần tắm để tận hưởng cuộc tình không sợ bị ai quấy rầy rồi thêm dấu + theo sự thỏa thuận.
Đi hớt tóc thanh nữ ư, các cô thợ cạo đâu biết cầm tông-đơ hay cây kéo ra sao. Nhưng răng hạt dưa của các cô nhổ râu thì đã hết biết. Bạn vừa vào ngồi ghế đã xong ngay phần hớt tóc để nghe mời qua chỗ gội đầu. Nơi gội đầu cũng chỉ có thứ ghế nệm dài nhưng được kéo màn che kín bưng đâu ai thấy bên trong, để rồi các em dùng răng dùng miệng nhổ lông nhổ râu trên thân thể bạn, đấm bóp không khác gái massage. Ở những nơi này thường chật hẹp không thể “mếch lô vơ”, nhưng bù lại các cô thợ cạo sẽ biểu diễn màn thổi trompet, saxophone để được nhận những tờ tiền “poa” cho tương xứng.
Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh thường hay đăng tin, ở nhà hàng karaoke này karaoke nọ có cả chục cô tiếp viên hành nghề gái mại dâm.
Để chiều các thượng đế, các quán có trong tay một đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp, chỉ mới qua tuổi 18 (để khỏi mang tội sử dụng lao động dưới tuổi thành niên) và cao tuổi nhất cũng chỉ chừng 25 trông khá bắt mắt. Thông thường, khi khách tới những nơi đây sẽ gặp một má mì đến chào hàng giới thiệu các em bằng các hình thức, cho từng tốp năm ba nữ tiếp viên lượn lờ ra trước mắt khách, còn khách cũng sẵn sàng thăm dò tìm hiểu các cô một cách trắng trợn, đưa tay nắn nót rồi lên tiếng phê bình hay kéo vào ngồi như đồng ý tuyển đúng người vừa ý.
Sau màn bia “ôm” ngà ngà sẽ được các nữ tiếp viên đang trong trang phục mát mẻ gợi ý bán dâm. Giá mỗi lần “vui vẻ” được quy định từ 500 ngàn trở lên ngay tại chỗ hay lên phòng khác đang vắng người. Ngoài việc hành nghề mại dâm các nữ tiếp viên còn biểu diễn cả một show thoát y vũ bằng bia, được gọi “tắm bia”.
Thường mỗi cô khi tắm bia, khách phải trả từ 5 đến 10 chai hay lon bia theo giá cả mắc gấp đôi bình thường. Mỗi lần xối bia như vậy là mỗi lần các cô tự cỡi hay nhờ khách cỡi dùm ra khỏi người một món đồ đang mặc, đồng thời trong những lúc này khách còn phải dùng tiền dán lên những chỗ cảm thấy thích thú. Tiền này được gọi tiền “poa” xem thoát y vũ, các cô được hưởng trọn hoặc chia chác cho má mì cùng quản lý nhà hàng bao nhiêu phần trăm gì đó.
Mỗi lần thoát y như thế các tiếp viên nữ có trong tay ít nhất từ 100 đến 200 ngàn, chưa kể tiền “poa” ngồi bàn cùng khách. Còn chuyện muốn “mếch lô-vơ” lại thêm một dấu + khác.
Từ chủ đến tớ đều kiếm ra tiền, với khách được hả hê no con mắt, bởi một đám ba bốn người khách là có ba bốn nữ tiếp viên cùng ngồi. Không cô nào không nhảy ra biểu diễn màn tắm bia bên dòng nhạc kích động, nên khách rất mãn nhãn. Có nơi còn tắm bia đôi, hai cô cùng tắm, cùng lắc theo nhạc và cùng cỡi y phục cho nhau.
Trên đường Nguyễn Oanh thuộc quận Gò Vấp có nhiều quán cà phê ôm, thấy đơn thuần chỉ ngồi nói chuyện dưới ánh đèn sáng trưng, tiền “poa” chỉ mười mấy ngàn, tuy nhiên hình ảnh ấy chỉ trá hình để qua mắt chính quyền, nếu bạn cần ôm như đi karaoke, xin mời leo lầu ra phía sau có những phòng cá nhân không rộng lắm, nhưng vừa đủ kê một cái bàn và một cái giường nhỏ cùng tiếng máy lạnh chạy sè sè.
Bàn là nơi mở tiệc, còn nữ tiếp viên không biểu diễn tắm bia nhưng sẽ thoát y 100% khi ngồi cùng với khách, nếu khách muốn mua dâm đã sẵn có giường, thật chu đáo vô cùng.
Báo chí cũng thường đăng tin, nhiều cô người mẫu trở thành tú bà, đưa gái gọi đi chu du khắp nơi theo yêu cầu của khách, đi trong nước hay xuất ngoại cũng OK. Gái gọi của người mẫu tú bà cũng toàn những người mẫu hay vũ nữ xinh đẹp trong các vũ trường, trẻ trung đẹp đẻ tuổi từ 18 lên tới 25. Muốn “nhất dạ đế vương” cũng sẵn sàng đáp ứng miễn thỏa thuận xong giá cả. Có má mì còn tổ chức “ôm” trên xe hơi đời mới 7 chỗ ngồi, phần sau buồng lái được cải tiến như phòng trong khách sạn , ba bên thùng xe đều có gắn kiếng soi, cửa sổ kính buông rèm, khách và gái mại dâm tự do hành lạc khi xe đang chạy trên đường mà không ai nhìn thấy, giá cả từ 1 đến 2 “vé” tùy theo người mẫu chân dài chân ngắn ra sao, xe chạy xa bao nhiêu cây số v.v…
Trên đây là những hình thức “ôm” thời nay, và bạn cần biết thêm những tiếng lóng khác mà các nữ tiếp viên hay dùng. Mặc dù La Thoại Tân đã nằm sâu dưới ba tấc đất, nhưng ở Thành Hồ bây giờ vẫn thường nghe tiếng reo “tao gặp La Thoại Tân, tụi bay ơi !”, có nghĩa khách thuộc loại “poa” sộp phải la mừng rỡ, gọi La Thoại Tân vừa có chữ La lại vừa đẹp trai, thuộc dân có tiền nữa. Nhưng mỗi khi nghe mấy cô bỗng thở ngắn than dài qua giọng buồn bả “gặp Thanh Hoài rồi !” tức khách thuộc hàng keo kiệt hoặc không “poa”, chữ Thanh thay cho chữ Than tức “than hoài” than thở không dám nói ra mặt trước khách, nhưng các đồng nghiệp đều hiểu bạn mình muốn ám chỉ khách thuộc người thế nào khi khi ngồi “ôm gái”.
Thành Hồ hay ở các đô thị lớn trong nước, nơi đâu cũng có những hình ảnh “ôm” như vậy đó…
Thành Hồ
27/09/2011
Người Sưu Tầm
http://vanganh.info/muon-neo-duong-gai-om-tren-dat-thanh-ho/
Bài Viết khác: