Cuộc chiến tranh quốc cộng 1954-1975 không phải là cuộc chiến huynh đệ tương tàn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhưng nó là cuộc chiến khốc liệt nhất, tàn bạo nhất do những tên Việt gian vì tham vọng cá nhân núp dưới bóng chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế chủ mưu gây ra. Những người Việt Nam hiền lành, chất phác nào hiểu gì về vô sản, về tư bản, nhưng họ đã bị các lãnh tụ Cộng Sản mê hoặc, sai khiến, làm cho họ trở nên thông manh, mù quáng, luôn nuôi lòng thù hận, ngu dốt và độc ác.
Cái chế độ Cộng Sản ngoại lai đã được đám lãnh tụ phong kiến đội lốt vô sản áp đặt lên quê hương Việt Nam yêu dấu và mang đến hết tai họa chồng chất này đến tai họa chồng chất khác cho dân tộc. Đất nước thanh bình bổng dưng biến thành bãi chiến trường khốc liệt. Các thứ chủ nghĩa hữu nghị, nắm tay nhau reo mừng liên hoan trên quê hương nghèo đói lạc hậu.
Đám lãnh tụ cộng sản mà cầm đầu là Hồ chí Minh, to mồm hoan hô chủ nghĩa “quang vinh”, lãnh tụ “vĩ đại”. Chúng gang họng miệt thị tiền nhân bất hủ. “Bác đưa dân tộc qua nô lệ, tôi dắt năm châu đến đại đồng”. (Thơ Vịnh Trần Hưng Đạo của Hồ chí Minh); “Quang Trung chỉ nhìn được 10 năm, Lénine nhìn xa 100 năm”. Nó ngạo mạn, láo xược tuyên bố: ‘‘Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn, Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình.Rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’ (Trích nguyên văn lời của Trần dân Tiên tức Bác Hồ ca ngợi HCM trong “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của HCT).
Trong lịch sử của nhân loại có những tên bạo chúa và độc tài dùng quyền uy, tiền bạc của mình để ép buộc kẻ khác tôn vinh, ca ngợi mình là chuyện bình thường. Nhưng nghĩ ra cách tự mình viết sách, lấy tên người khác để ca ngợi mình thì quả thật đây thuộc loại …”chuyện lạ Việt Nam” vì nó đi ngược lại truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì cũng may, sau khi chết ông Hồ đã được Diêm Vương thỏa mãn nguyện vọng của ông là tống ông đi gặp Các Mác, Ăng Ghen ở dưới địa ngục. Chứ nếu không, tôi không hiểu ông Hồ sẽ ăn nói làm sao nếu gặp phải vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.Thực tâm tôi chẳng muốn nói về HCM tí nào, vì nói đến ông Hồ là lại phải nói những đến những điều không tốt, những điều rất tồi tệ.
Tôi vẫn biết, sau bao nhiêu năm bị lừa dối, trong lòng của rất nhiều người, ông Hồ vẫn còn là một thần tượng. “Đụng” đến ông chắc hẳn nhiều người sẽ “buồn” tôi lắm. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không thể nào cứ để cho con cháu chúng ta, hết thế hệ này sang thế hệ khác phải tôn sùng một người bất xứng như ông Hồ. Chúng ta có thể đếm được có gần 100 bản nhạc và hơn 1000 bài thơ ca ngợi “công đức” của ông Hồ đấy.
Trong Tài Liệu Giáo Dục Công Dân lớp 7, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 1997, trang 53 có một bài đọc thêm nhan đề: “Tinh Hoa Của Dân Tộc Việt Nam Góp Phần Vào Tinh Hoa Thế Giới”, bài viết khẳng định như đinh đóng cột một sự kiện là: vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chí Minh, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO đã ra một nghị quyết công nhận ông Hồ là “danh nhân văn hóa thế giới”. Đây là một sự bịa đặt vô liêm sĩ nhất của đám hậu duệ ông Hồ vì hậu quả của nó gây ra thật khó lường. Không cần thông minh lắm, một người hiểu rõ bản chất của Cộng Sản sẽ biết nếu quả thực có chuyện này thì đám dân làng Ba Đình có để “ngày trọng đại” diễn ra thầm lặng như vậy chăng? Ắt hẳn chúng sẽ dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho TV và báo chí đăng ảnh, và chiếu quang cảnh ngày “tấn phong” ông Hồ ít ra cũng phải vài tháng trời. Rồi lâu lâu chúng lại cho mang ra chiếu đi chiếu lại. Chúng sẽ phóng thật to “cái nghị quyết” trên, rồi cho in ấn trong sách giáo khoa vv…và vv. Nhưng chúng không làm chuyện này là vì sao? Bởi đây chỉ là điều bịa đặt.
Năm 1990, chính phái đoàn Cộng Sản viết sẵn bản kiến nghị trình lên UNESCO, đề nghị tổ chức này công nhận ông Hồ là “danh nhân văn hóa thế giới”. Nhưng rồi do gặp quá nhiều phản đối, UNESCO sau khi xem xét kỹ rồi cho vào…sọt rác thế thôi.
Năm nay là năm 2008, tình thế đã thay đổi. Những người VN dù muốn hay không cũng không còn bị đảng CS chơi trò “bịt mắt bắt dê” như những năm 1945-2005 nữa.
Hãy thử hình dung rồi đây những đứa bé lớp 7 bị nhồi sọ đủ thứ tốt đẹp về ông Hồ sẽ lớn khôn. Với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chẳng khó khăn gì mà chúng không được tiếp cận với sự thật.
Cứ vào website của UNESCO hay viết thơ hỏi họ, chúng sẽ biết được sự thật ngay thôi. Lúc đó khi biết được sự thật, chắc chắn chúng sẽ phẫn nộ vì bị lừa dối. Chúng sẽ nguyền rủa thậm tệ cha anh chúng đã dối gạt chúng. Chúng sẽ trở thành những công dân bất mãn chung thân và tệ hại hơn cả là chúng sẽ học thói gian dối, đi lừa người khác. Một thế hệ mới toàn những kẻ lừa đảo !!! Đó chẳng phải là bi kịch của dân tộc hay sao?
Không những thế chúng cũng sẽ được đọc lá đơn viết xin được vào học Trường Thuộc Địa của Pháp ngày 15 tháng 9 năm 1911, chỉ ngay sau khi “bác” đặt chân đến đất Pháp.
Chưa hết chúng sẽ còn có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của vài “bác Hồ gái” nữa thì thử hỏi chúng còn có coi “bác trai” ra cái giống gì nữa không !!!???
Lúc còn sống ông Hồ nói “10 năm trồng cây, 100 năm trồng người”.Những con người mà ông Hồ và đám côn quang hậu duệ trồng được từ những năm 1945 là những con người như thế nào?
Xin trả lời là: U mê và man rợ.
Xin mời bạn theo đọc câu chuyện thương tâm sau để thấy rõ “quả báo” và sự tàn ác của những cán binh cộng sản trong cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do ông Hồ bày đầu.
TTCT - Vì cháu khóc quá, sợ lộ Mỹ sẽ giết hết (bộ đội, du kích), người mẹ đó đành chôn sống đứa con ba tháng tuổi do mình rứt ruột sinh ra vào một đêm tối trời của mùa đông năm 1969. Cháu chết đi là để bảo tồn hàng trăm tính mạng (bộ đội, du kích) đang chạy trốn tại hang núi Hòn Kẽm.
Trên đây là lời giới thiệu bài báo của Vũ Công Điền đăng trong báo “Tuổi Trẻ” số ra tháng 6 năm 2008.
Trong suốt cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, một trong những chiến thuật chiến lược của các cán binh CS Bắc Việt và đám “khăn rằn, bà ba đen” là trà trộn vào dân thường để đến khi lâm trận, chúng sẽ bắt những người dân vô tội làm bia đỡ đạn cho chúng.
Chuyện kể rằng:Một cái chết khủng khiếp, kinh hoàng, tưởng như trong phim, ấy vậy mà có thật 100% tại vùng thượng nguồn sông Thu Bồn đã gần 40 năm trôi qua. Người mẹ đó tên là Lê Thị Nghê (Năm Nghê) nay đã 73 tuổi. Hiện bà vẫn sống với tâm trí điên tỉnh lẫn lộn trong ngôi nhà tạm tại thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Đây là một câu chuyện chưa từng được viết ra nhưng nó đã ám ảnh nhiều thế hệ người dân ở địa phương này, kể cả những dũng sĩ diệt Mỹ thời đó, và họ muốn nó phải được kể lại cho hậu thế.
Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, Mỹ tăng cường đánh phá ác liệt những vùng rừng núi và trung du các tỉnh Trung Trung bộ. Thượng nguồn sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam lúc đó là “chiếc nôi cách mạng”, cũng là tâm điểm mà Mỹ thường xuyên tìm đến càn quét và tiêu diệt.
Những năm tháng kinh hoàng.Sau trận đánh dữ dội vào đầu tháng 8-1969 của bộ đội và du kích địa phương xã Quế Tân, huyện Quế Tiên, tỉnh Quảng Nam (tên địa danh của thời kỳ đó) bắn rơi một máy bay, bắn cháy hai tàu chiến với hơn 50 lính Mỹ chết, tưởng Mỹ khiếp vía không bao giờ trở lại đây nữa.
Nhưng sau hai tháng, vào một sáng ngày đầu tháng 10-1969, Mỹ cho máy bay rải thảm hàng chục tấn bom xuống xã Quế Tân. Sau đó tàu chiến ngược sông Thu Bồn và máy bay đã đổ xuống đây một sư đoàn thủy quân lục chiến nhằm hủy diệt vùng căn cứ cách mạng này để bảo vệ tiền đồn Nông Sơn - một lá chắn trấn thủ che chở Đà Nẵng, Hội An...
Lúc này ngoài số dân tự sơ tán, còn hơn 200 người thôn Trà Linh (Quế Tân) “được” cán bộ và du kích xã “đưa” vào núi Hòn Kẽm trú ẩn. Những ngày đóng quân tại đây, lính Mỹ càn quét lùng sục nhưng không tìm ra được một người dân nào tại thôn, nên nghi họ chạy hết vào núi. Thế là bao nhiêu vũ khí pháo bầy, đại liên... của lính Mỹ xả vào Hòn Kẽm như mưa.
Giết con đề cứu…. cán bộ, du kích:
Hang trên núi Hòn Kẽm là một địa đạo do thiên tạo rất hiểm trở, chỉ người dân vùng này mới biết…. “Ngồi trong hang mà nghe nổ ầm vang, cứ tưởng địch đổ quân đến gần hang rồi, ai cũng im lặng ôm nhau run sợ” - ông Ngô vừa kể vừa toát mồ hôi như tắm!
Trong hang người đông như thế, trẻ con nhiều nhưng không có cháu nào dưới 3 tuổi nên đám trẻ cũng biết sợ, không dám khóc mặc dù rất đói. Bà Năm Nghê thời đó 32 tuổi, bế theo hai con nhỏ - cháu gái lớn Lê Thị Liên, 4 tuổi và cháu trai Lê Tân, 3 tháng tuổi.
Bà vừa sợ Mỹ vừa buồn. Nhưng khổ nhất là cháu Tân đói sữa, ngày đêm cứ khóc thét, dỗ hoài không nín. Bà cũng như hàng trăm người trong hang sợ Mỹ nghe tiếng khóc phát hiện nơi trú ẩn của mọi người và giết hết. Có người (“người” đây chắc chắn là đám cán bộ, du kích chứ còn ai vào đây nữa: chú thích của Lỗ Rốn) động viên Năm Nghê: “Chị nên hi sinh đứa con để bảo toàn tính mạng “dân” trong lúc này!”. Nghe vậy bà bàng hoàng lắm, rồi ai cũng thay phiên ôm ấp cháu, nhưng nó cứ khóc nhiều hơn.Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi.
Lúc này mọi người ngậm ngùi đành nghe theo mấy anh du kích, lại động viên cô Năm: “Thôi cô hi sinh đứa con đi...!”.
Đêm đó bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con, nhưng vì để cứu bộ đội, du kích , con phải ra đi...”.
Sau khi cháu tắt thở, bà cởi chiếc áo trong người đùm con lại. Bà bế thi thể của con, bò lên khỏi miệng hang về hướng tây 100m mặc cho mưa rơi, mặc cho đạn pháo bắn rền vang, bà dùng hai tay móc đất ướt lạnh để an táng con mình.
Sau khi khỏa đất xong, bà ngồi thêm một lúc, dưới ánh chớp của đạn pháo bà thấy lớp đất trên thi thể con đang rục rịch, bà thầm nghĩ: “Con tôi đã sống lại!”.
Nhưng rồi không hiểu sao bà lại bốc thêm đất bỏ lên phần mộ của con. Rồi bà chạy về hang tối mò đến bé Liên, ôm con vào lòng, cắn răng nức nở.
Mọi người vây quanh im lặng chia buồn cùng mẹ con bà.
Bây giờ thì Mỹ không thể phát hiện tiếng khóc của cháu Tân nữa.Nỗi đau không dứt....
Bây giờ con trai của bà Năm đã ra đi gần 40 năm và 33 năm đất nước thanh bình. Gần 200 người dân thôn Trà Linh ngày ấy bây giờ nhân lên gấp ba, đời sống tuy nghèo nhưng vẫn còn may mắn hơn bà Năm.
Con gái còn lại - chị Lê Thị Liên - có chồng, một con trai bây giờ cũng nghèo lắm. Hiện nay vợ chồng chị lên tận Nông trường Phước Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) nhận chăm sóc khoán 4ha cao su.
Vì xa quá anh chị cũng ít khi về thăm mẹ.Bà Năm giờ ở một mình trong căn nhà tạm của con gái. Hiện nay bà đang bị nhiều bệnh và sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài sự giúp đỡ của bà con lối xóm cùng chạy trú trong hang thời đó thì bà không được Nhà nước trợ cấp một chút gì.
Có mấy lần chị Liên làm đơn xin trợ cấp cho mẹ, nhưng ngành lao động - thương binh và xã hội các cấp đều trả lời “không biết xếp mẹ con bà vào diện chính sách gì”.
Vì ám ảnh triền miên, nhiều năm qua tâm trí bà tỉnh điên lẫn lộn. Chiếc khăn của đứa con ngày xưa, đến nay bà vẫn còn giữ và coi đó là “báu vật” bất ly thân. Đêm cũng như ngày, khi không tỉnh bà bế chiếc khăn đó hát ru. Rồi có những khi bà đốt nhang, một mình vào rừng miệng nói lẩm bẩm đi tìm mộ con. Nhưng mộ con của bà đã mất dấu tích sau khi an táng do mưa quá lớn.
(Vũ công Điền)
Câu chuyện trên lần nữa đã giới thiệu một sản phẩm “chất lượng cao”, độc đáo mà chỉ có cộng sản VN mới đẻ ra được.
Đó là sự khát máu man rợ của bọn cán bộ và du kích cộng sản do phù thủy Hồ chí Minh và đám đàn em đào tạo.
Điều bi thảm của dân tộc là sau chiến tranh, những người dân hiền lành, vô tội bị chúng lừa vào chỗ chết, cuộc sống của họ vẫn là “sống dưới mức nghèo khổ”, vẫn lang thang, nghèo đói, một số lớn trở thành “dân oan mất đất”, lâu lâu tụ họp vác ảnh “bác” như một tấm bình phong đi cầu bơ cầu bất khiếu kiện.
Còn bọn chóp bu đảng viên cộng sản, bọn cường hào ác bá mới, gian ác và thủ đoạn gấp ngàn lần bọn lý trưởng, chánh tổng thời phong kiến, thì sống như những ông hoàng bà chúa. Thằng to miệng chống tham nhũng nhất lại là thằng tham nhũng hạng gộc. Thời còn nắm chức “tam công”, nó nhắm mắt làm ngơ cho thằng con trai đi du học ở Liên Sô về buôn lậu xe hơi qua biên giới với doanh thu hàng chục triệu đô la.
Còn vợ nó thì cầm đầu hàng loạt những công ty đấu thầu cung cấp vật liệu điện và xây dựng cho đường xa lộ Bắc Nam. Số tiền chúng nó ăn cắp lên đến hàng trăm triệu đô la. Khi về vườn, ngồi ăn mãi trên đống tiền ăn cắp cũng đâm nhàm. Lẽ ra nó nên tìm cách trả lại bớt số tiền ăn cắp cho dân nghèo mới phải.
Không! Nó vẫn tương tư quyền bính cũ, sợ bị đời lãng quên, vậy là nó viết vài bài báo “phản tỉnh”. Cái trò hề kệch cỡm này vậy mà cũng lừa được khối người nhẹ dạ.
Nó chưa thấu hiểu nổi lẽ sống chết trên đời và kiếp người phù du nên nó sợ chết lắm. Lúc bịnh nặng, đã 86 tuổi, lẽ ra nó phải biết “hồi chuông báo tử” đã điểm. Nhưng không ! sẵn tiền ăn cắp quá nhiều, không tiêu cũng uổng, nó và gia đình nó chê bác sĩ “nội” và các bệnh viện “nội”. Nó và gia đình nó thuê bao máy bay riêng để qua các nước “tư bản bóc lột” chữa trị. Rốt cuộc nó cũng phải “về” để Diêm Vương hỏi tội. Con người ai cũng phải chết, chuyện thật bình thường, chỉ khôi hài và bi thảm là những thằng tiêu bạc giả vung vít và làm ung thối đất nước như nó lại đuợc vinh hạnh…quốc tang và đuợc không ít những đứa “dở người” thương tiếc. Đó mới thật sự là chuyện không bình thường chút nào ở mảnh đất được mệnh danh “lắm người nhiều ma” như quê hương tôi..Lỗ Rốn,12/6/2008
Tags: tượng đài, anh hùng, việt nam, bà mẹ
http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/998
No comments:
Post a Comment