Monday, December 26, 2011

Người đàn ông nghèo và chiếc xe tự chế đưa đón học sinh

 Hai “cách sống” của 2 loại Người.

Chuyện ‘nổi tiếng’ của hai quan chức đánh cờ tiền tỷ (VnEx)  -Ai là địa chủ thời nay?
 
VnExpress -Mỗi ngày tám lượt đi và về, anh Nguyễn Văn Hùng đã đưa rước trên dưới 20 học sinh nghèo đi học nhờ chiếc xe lam cà tàng tự chế của mình.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/dc/3e/Hinh-2.JPG
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/dc/3e/Hinh-3.JPG
Anh Hùng và con gái trong “căn nhà tình cảm”, theo cách gọi của anh, được che mưa nắng bằng những tấm bạt xanh. Ảnh: Lê Phương.



11h trưa, thấp thoáng thấy bóng chiếc xe từ xa, một số em reo lên thích thú, đợi chiếc xe dừng hẳn lại rồi lần lượt leo lên ngồi. “Còn một bạn nữa phải không?”, anh Hùng kiểm soát lại số lượng rồi đến cổng trường đợi bé Thanh Thủy ra để dắt lên xe. Xong đâu đấy, anh cẩn thận gài sợi dây xích phía sau thùng xe lại rồi lên xe đưa các em về từng nhà. Tiếng cười, tiếng nói của các em rôm rả cả trưa nắng.

Người dân ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM thời gian gần đây không ai còn xa lạ với hình ảnh người đàn ông trung niên lái chiếc xe tự chế đều đặn đưa đón học trò nghèo trường tiểu học Xuân Thới Thượng đến lớp. Tấm lòng của người đàn ông nghèo bệnh tật làm bao người cảm phục.

Chiếc xe đưa đón học sinh nghèo đã trở nên quen thuộc với người dân ấp 7. Ảnh: Lê Phương
Chiếc xe đưa đón học sinh nghèo đã trở nên quen thuộc với người dân Xuân Thới Thượng, Hóc Môn. Ảnh: Lê Phương.

Anh Hùng cho biết anh đã ấp ủ ý tưởng làm chiếc xe đưa đón học sinh lâu lắm rồi, khi mà thấy con mình và mấy đứa nhỏ trong xóm đi học, từ nhà đến trường gần 3km, thêm cái cặp sách nặng cũng 3 kg, mà chỉ biết cuốc bộ, phải lang thang dưới trời nắng. Phần vì không có điều kiện sắm xe, phần vì sức khỏe không cho phép nên đến năm học này mong muốn của anh mới thực hiện được.

“Phần lôi xe đã tốn 2 triệu, tiền trang trí lại xe, thêm các phụ kiện linh tinh phải thêm 1 triệu nữa, may là có một người quen cho mượn tiền trả góp nên mới tiến hành mua được, vừa kịp đưa các cháu đến trường ngay dịp khai giảng”, anh Hùng chia sẻ. Mới đầu vợ anh không đồng ý với việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này nhưng sau khi thấy việc làm của chồng đem lại niềm vui cho nhiều người, chị rất hạnh phúc.

Xóm anh Hùng đa số là lao động nghèo, nghề nghiệp không ổn định, nhiều em lớn học hành không tới nơi tới chốn, phải bỏ học đi làm giữa chừng. Bố mẹ các em có người làm hồ, người bán vé số, nhặt ve chai,… Anh trầm ngâm: “Ráng giúp được phần nào thì giúp để các cháu nhỏ được đến trường, được dạy dỗ, giáo dục cho có hiểu biết với người ta, chứ đời mình cũng vì không học hành đàng hoàng, lúc nhỏ bị bạn bè lôi kéo, phải vào tù ra tội mấy lần khổ lắm”.

Chị Lê Thị Thanh, phụ huynh của bé Thanh Thủy bộc bạch: “Năm nay bé Thủy vào lớp 1, bữa hè hai vợ chồng cũng bàn tính dữ lắm mà chưa biết tìm cách nào để đưa đón bé đi học, khi biết anh Hùng làm chiếc xe này vợ chồng mừng quá chừng”. Nhà chị Thanh chỉ có một chiếc xe đạp để chồng vừa đi làm hồ vừa kết hợp đưa đón đứa con trai lớn học lớp 3, chị thì vừa ở nhà nhận hàng về may gia công vừa trông coi đứa nhỏ, có muốn đưa đón con cũng không biết đi bằng gì.

Các em nhỏ rất thích thú vì phần mái che giúp che mưa nắng được anh Hùng thiết kế ngộ nghĩnh, bắt mắt, “cho nó đẹp giống xe cưới”. Ảnh: Lê Phương
Các em nhỏ rất thích thú vì phần mái che giúp che mưa nắng được anh Hùng thiết kế ngộ nghĩnh, bắt mắt, “cho nó đẹp giống xe cưới”. Ảnh: Lê Phương

Gánh nặng học phí, sách vở, quần áo cho con đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều gia đình nghèo mỗi mùa tựu trường. Với nhiều người đi làm cả ngày, không có thời gian cũng như phương tiện để đưa đón con đi học thì chiếc xe của anh Hùng là vô cùng quý giá.

Chị Đỗ Thị Thu, mẹ của bé Đặng Thanh Hiếu, học sinh lớp 4 bộc bạch: “Nhà có 2 đứa lớn nghỉ học cả rồi, đứa lớp 9 đi học cũng trông chờ vào chiếc xe đưa đón học sinh của nhà trường chứ nếu sắm chiếc xe đạp đơn giản giờ cũng tiền triệu rồi, mà mấy đứa nhỏ đi ra ngoài đường cũng dễ bị trấn lột nữa, còn cu Hiếu thì may nhờ chiếc xe anh Hùng nên đỡ phải đi bộ la cà như mấy năm trước, đường sá xe cộ đông đúc để cháu đi bộ cũng nguy hiểm lắm. Anh Hùng chạy xe cẩn thận nên ai cũng yên tâm”.

* Chuyến xe đưa đón học sinh nghèoMang trong mình căn bệnh nan y, anh Hùng luôn tâm niệm mình còn khỏe ngày nào thì sẽ cố gắng hết sức để làm được nhiều việc có ích cho mọi người. Trước kia anh hay dùng chiếc xe gắn máy để chạy xe ôm kiếm tiền, vì vậy khi chế chiếc xe thành xe đưa đón học sinh này thì cũng đồng nghĩa với việc không thể chạy xe ôm được nữa. Vợ anh và đứa con gái sinh năm 2007 cũng bị bệnh không thể chữa được, cả nhà sáu miệng ăn với bao thiếu thốn bộn bề nhưng vẫn không làm anh từ bỏ ý định làm công việc nhỏ để “để đức cho con cái” này.

Anh Hùng và con gái trong “căn nhà tình cảm”, theo cách gọi của anh, được che mưa nắng bằng những tấm bạt xanh. Ảnh: Lê Phương
Anh Hùng và con gái trong “căn nhà tình cảm”, theo cách gọi của anh, được che mưa nắng bằng những tấm bạt xanh. Ảnh: Lê Phương.

“Biết là loại xe này dùng để chở người thì không an toàn lắm nên tôi đã cố gắng hết sức để làm cho nó thật chắc chắn”, anh Hùng tâm sự. Cứ 5h sáng anh thức dậy, cơm nước xong là đi kiểm tra kỹ lưỡng lại xe, siết chặt ốc vít, tra dầu nhớt cho xe để chuẩn bị đưa các cháu đi học. 

Với tiền công mỗi chuyến xe là 500đ một học sinh, anh phải chạy vạy làm thêm nhiều việc ở ngoài để có tiền đổ xăng, dầu nhớt bù vào. Hiện nay, buổi sáng xe chở 6 cháu, buổi chiều là 11 cháu.

Hỏi xe có giấy phép gì không, anh thú thực là cái Chứng minh nhân dân của anh bị mất hơn 10 năm rồi, sau bao lần đi lại để xin cấp vẫn chưa được, muốn đăng ký gì cũng khó lắm, chỉ mong sớm làm lại được để có nhắm mắt cũng đàng hoàng là một công dân. 

Hỏi về ước mơ, anh trầm tư: “Tôi không mong gì hơn là có nhiều tiền mua được chiếc xe nhỏ nhỏ khoảng mười mấy chỗ để đưa đón học sinh nghèo miễn phí thôi”.

Trời tháng 8 đổ nắng. Chiếc xe với phương châm “Vì tương lai các cháu, An toàn là trên hết” vẫn đều đặn đi về, chở theo bao tình thương, sự sẻ chia để ước mơ con chữ được chắp cánh từ những cảnh đời nghèo.

Lê Phương

No comments:

Post a Comment