Từ vụ sữa có chất ung thư tại Trung Quốc
Sữa Trung Quốc tràn lan ở Việt Nam
SGTT.VN - “Sữa Trung Quốc” lại một lần nữa dấy lên làn sóng lo ngại trong người tiêu dùng khi tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc phát hiện chất gây ung thư aflatoxin M1 của hãng sữa Mengniu (Mông Ngưu) vượt quá 140% so với tiêu chuẩn cho phép.
Đáng chú ý, là trong năm 2011 lượng sữa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đến gần 30%, và trên thị trường vẫn bày bán nhiều loại sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Người tiêu dùng nên chọn mua sữa có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng. Ảnh: Lê Quang Nhật |
Không rõ xuất xứ
Khu vực chợ Kim Biên, các chủ quầy không ngần ngại giới thiệu bốn loại sữa khác nhau với mức giá từ 50.000 – 70.000 đồng/kg tuỳ màu sắc.
Giá càng mắc thì bột sữa có màu vàng càng đậm. Ông V., một chủ quầy ở đây nói: “Loại mắc tiền thì độ béo cao hơn, không cần pha thêm bột béo.”
Khi hỏi về nguồn gốc, hầu như người bán nào cũng bảo đó là sữa nhập, nhưng ở mỗi quầy, dù cùng một mặt hàng – cùng nấc giá, nhưng chỗ ông V. nhập từ Úc, chỗ của bà T. nhập từ New Zealand, chỗ bà H. nhập từ Hà Lan...
Đi theo người bán vào xem hàng ở trong một căn nhà gần chợ, bột sữa được đóng trong bao 10 – 20kg, hoặc để gọn trong các thùng giấy carton và bên ngoài ghi chữ bằng bút lông: sữa béo Úc loại 1, loại đặc biệt hoặc loại thượng hạng, không có thêm bất cứ dấu hiệu nào xác nhận xuất xứ.
Bà T., người bán hương liệu bảo: “Hàng này bán lãi ít, nên chỉ khi nào khách mua vài trăm ký và mua thường xuyên thì mới cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ”.
Ở các quầy bán sữa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, khu Nguyễn Thông quận 3, không bày công khai, nhưng nếu khách hỏi, vẫn có thể mua được sữa xá.
Khuyến cáo chất nào thì kiểm tra chất đó Khi đề cập đến chất Flavacin M1 (chất gây ung thư có trong sữa của tập đoàn Mông Ngưu – Trung Quốc), BS Phạm Kim Bình, phó chánh thanh tra sở Y tế TP.HCM cho biết, có hàng ngàn chất độc hại, trong sữa gần đây thế giới phát hiện có chất melamine, phóng xạ,... Ngành y tế nếu đi thanh tra, kiểm nghiệm tất cả các chất độc đó thì không xuể. Do đó, khi nước ngoài phát hiện một chất nào đó có trong sữa gây độc hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, thanh tra sở Y tế sẽ kết hợp với các đoàn liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra trên thị trường TP.HCM xem có sản phẩm đó hay không, sau đó mới lấy mẫu sữa đi phân tích. Cũng theo ông Bình, từ trước đến nay ngành y tế TP.HCM thường làm những xét nghiệm theo cảnh báo của các cơ quan y tế quốc tế. Các cơ quan này đặt ra vấn đề đưa chất nào vào kiểm nghiệm thì thanh tra sở Y tế mới lấy mẫu đi phân tích kiểm nghiệm. H. Nhung |
Hàng để bên trong, chủ yếu bán cho khách quen”. Theo chỉ dẫn của người bán, thì sữa này có mùi thơm, vị béo, có thể làm yaourt hay pha uống.
Tại khu phố Hàng Buồm và chợ Đồng Xuân (Hà Nội), sữa ký được bán khá nhiều.
Phần lớn sữa đóng gói bằng túi nilông loại 500g đến 1kg, không nhãn mác. Một kiốt trong chợ Đồng Xuân, khi hỏi mua sữa cân về làm bánh ngọt đã bày ra rất nhiều loại.
Theo lời giới thiệu của chị Liên bán hàng thì sữa này của Úc, Hà Lan, New Zealand… “Làm gì có sữa Trung Quốc. Sữa này chất lượng lắm, các cửa hàng làm kem, bánh ngọt, sữa chua đều mua về làm.
Cao điểm có ngày bán được hàng chục cân”, chị quảng cáo. Tuy nhiên, trên bao bì của mỗi túi sữa không có nhãn mác, thời hạn sử dụng. Sữa được để trong bao to rồi đưa vào túi từng cân bán cho khách.
Một cân sữa dao động từ 45.000 – 90.000 đồng, tuỳ từng loại, rẻ hơn cũng có nhưng không nhiều. Một dãy chuyên bán bánh kẹo, sữa, đường, sữa được bày la liệt và dùng bút bi ghi ngoài nhãn nilông: sữa béo, dẻo kem, sữa nguyên kem… Sữa có bao, nhãn mác rất hiếm.
Ông Phạm Ngọc Châu, phó tổng giám đốc công ty thực phẩm Hancofood kể: “Ở vùng nông thôn các tỉnh, đội ngũ tiếp thị của công ty phát hiện khá nhiều thương hiệu lạ (Dinamilk, Growthmilk, Goodmilk…), bán với giá chỉ 150.000 – 170.000 đồng/hộp 900g và còn khuyến mãi cho người bán “mua 3 lon tặng 1 lon”.
Theo ông Châu, hiện giá sữa nhập từ Trung Quốc rẻ hơn giá sữa nhập từ châu Âu khoảng 30%.
Ông Nguyễn Hữu Đức, giám đốc đối ngoại công ty Nutifood và ông Châu cùng cho rằng: nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, do áp lực cạnh tranh, đã nhập nguyên liệu sữa từ Trung Quốc để có giá rẻ, nhưng không ai dám để hở ra điều đó vì sợ người tiêu dùng tẩy chay.
Sữa xá có thể dễ dàng mua được tại khu vực Nguyễn Thông, quận 3, giá chỉ 70.000 đồng/kg, sản phẩm không có bao bì, nhãn mác... Ảnh: Thanh Hảo |
Nhập khẩu sữa Trung Quốc tăng mạnh
Theo tổng cục Hải quan, tháng 11.2011, nhập khẩu sữa từ Trung Quốc vọt lên với mức kim ngạch 120.000 USD, tăng 79,1% so với tháng 10.2010.
Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã nhập 513.700 USD sữa và sản phẩm từ Trung Quốc, tăng 29,81% so với cùng kỳ năm 2010.
Đó mới chỉ là số liệu chính thức, theo các nhà kinh doanh thì lượng sữa nhập tiểu ngạch còn nhiều hơn, đa phần là sữa xá, sau đó được đóng lon thành sữa có thương hiệu và bán ở các vùng nông thôn, hoặc bán cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo, làm kem…
Điều này có thể chứng minh qua giá bán. Hiện giá sữa nhập từ châu Âu dao động khoảng 3.600 – 3.800 USD/tấn (tức hơn 80.000 đồng/kg), trong khi đó sữa nhập Trung Quốc chỉ 2.300 – 2.800 USD/tấn (khoảng 50.000 đồng/kg), nên các điểm bán hương liệu thực phẩm mới có thể bán được sữa bột với mức giá chỉ từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Hữu Đức nói: “Thực ra nếu nhập khẩu sữa loại tốt của các công ty lớn từ Trung Quốc, giá tương đương với nhập từ châu Âu, chỉ có nhập từ các công ty nhỏ ở địa phương thì mới có giá rẻ”.
Theo một nhà kinh doanh hương liệu thực phẩm, có tình trạng công ty vừa nhập khẩu sữa từ châu Âu, vừa nhập khẩu sữa từ Trung Quốc, nhằm có được các hoá đơn chứng từ thể hiện việc dùng nguyên liệu châu Âu.
Bích Thảo – Lệ Hà
No comments:
Post a Comment