QUẢNG NAM (NV) - Ðập thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có nhiều vết nứt lớn, nước tuôn xối xả, tiếp tục gây rúng động dư luận tại Việt Nam về mức độ nguy hiểm nếu như đập bị vỡ sẽ nhấn chìm hàng triệu người ở hạ nguồn.
Khu vực lòng hồ
thủy điện Sông Tranh 2 chứa khoảng 730 triệu m3 nước nằm ở độ cao 100 mét so với
vùng hạ lưu. (Hình: VNE) |
Hôm 21 tháng 3, đoàn công tác của “Cục giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình Xây dựng, thuộc Bộ Xây Dựng khẳng định, rò rỉ nước ở con đập này là do lỗi thiết kế.”
Vnexpress dẫn lời ông Bùi Trung Dung, trưởng đoàn công tác thị sát Sông Tranh 2, khẳng định, “rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 chủ yếu là do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu. Do vậy, lượng nước đọng này thoải mái chảy qua khe co giãn không có gioăng omega, thẩm thấu qua thân đập.”
“Theo ông Dung, khâu thẩm tra thiết kế và tư vấn giám sát cũng có lỗi. Ðường ống thiết kế không có nước đọng, nhưng khi có rò nước, hàng ngày đơn vị quản lý đi tuần lại phát hiện và xử lý quá chậm. Mặt khác, công trình còn nằm trong thời gian bảo hành thời hạn 2 năm nhưng nhà thầu thiếu tích cực phối hợp chủ đầu tư để khắc phục. Ðến khi báo chí lên tiếng, dư luận bức xúc thì nhà thầu mới ‘cuống cuồng’ đi trám, bịt các điểm rò rỉ.”
Trước đó, “tại cuộc làm việc với tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Ban Quản lý Thủy điện 3 thừa nhận sự cố những vết nứt khiến nước tuôn chảy xối xả tại bờ đập chính hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề về kỹ thuật. Nhưng đại diện Ban Quản lý Thủy điện 3 là ông Trần Văn Hải vẫn khẳng định là sự cố này chưa đến mức nghiêm trọng!”
Ðồng tình với quan điểm của ông Hải, ông Nguyễn Hồng Vân, giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam, trưởng đoàn công tác kiểm tra tại hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 cho hay, mặc dù chưa kiểm tra thực tế tại hiện trường vẫn khẳng định là sự cố nứt tại đập thủy điện này không nguy hiểm và là chuyện bình thường.
Tại cuộc họp giữa đoàn công tác UBND tỉnh với Ban quản lý Thủy điện 3, ông Vân còn yêu cầu báo chí không nên đưa sự cố nứt đập này nữa để tránh gây hoang mang cho nhân dân.
Nước tuôn xối xả từ các vết
nứt trên thân đập. (Hình: VNE)
|
Theo lời Giáo Sư Cao Ðình Triều, chuyên gia Viện Vật Lý Ðịa Cầu, nói với Vnexpress, “Nếu để lâu ngày, vết nứt lan rộng, thân đập bị đứt gãy thì hàng trăm triệu mét khối treo ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu ào xuống thì hiểm họa thật khó lường.” (KN)
No comments:
Post a Comment