Ai thích bắt tay "đoàn kết" kiểu này? |
Lê Nguyên Hồng
Thời gian gần đây, nhiều cây bút đấu tranh đã liên tục lên tiếng kêu gọi các cá nhân và lực lượng đấu tranh hãy giương cao ngọn cờ đoàn kết.
Họ có ý tốt, và cũng có thể coi đó là những tư tưởng có trách nhiệm với đại cuộc. Nhưng dường như những ý kiến đó cuối cùng cũng chỉ là những cảm nhận chủ quan!
Dù ở phía nào và thời
đại nào, người Việt chúng ta đều thiếu tinh thần đoàn kết, đó là một bản tính
rất xấu! Người ta chỉ “bắt tay” đoàn kết với nhau mỗi khi non sông bị giặc ngoài
xâm phạm, rồi sau khi bình yên thì người Việt lại trở lại với câu chuyện “trâu
buộc - trâu ăn” hoặc “con gà - tiếng gáy” cố hữu. Người ta thường tự đánh giá
cao về mình và đánh giá thấp về người khác. Nói điều này ra, có thể nhiều người sẽ phản ứng, nhưng đó chính là một sự thật về bản chất của người Việt – xuất phát từ văn hóa Lúa Nước – nặng tư tưởng tiểu nông. |
Bản thân đoàn kết không phải là nhu cầu, nó chỉ là một giá trị văn hóa. Ngược lại, liên doanh liên kết là nhu cầu hội nhập và tăng cường lực lượng. Hai khái niệm này đôi khi không mấy liên quan đến nhau. Trong khi đoàn kết vừa là tự giác, vừa là ý thức văn hóa, thì liên kết liên doanh (hoặc liên minh) luôn đặt kết quả về mặt lợi ích của việc “bắt tay” lên trước. Vì vậy, chỉ khi nào người ta thực sự cần thì họ mới liên kết với nhau.
Vẫn biết đoàn kết là sức mạnh, nhưng để có sự đoàn kết,
các bên phải đến với nhau như là lẽ tự nhiên, không vụ lợi – đó là tình cảm. Mà
đã là tình cảm thì không ai cho phép có sự đong đếm, cân đo. Từ đó có thể suy ra
một điều: Có vẻ như nhiều cây bút viết về đề tài đoàn kết đã nhầm lẫn giữa hai
khái niệm “đoàn kết” và “liên kết”.
Trước đây ông HCM có một bài giáo dục đạo đức bằng thơ,
đó là bài thơ Hòn Đá. Trong đó lấy dẫn chứng cho sức mạnh đoàn kết giống như
việc nhấc hòn đá nặng “Nhiều người nhấc/Nhấc lên đặng (được)”. Thực ra đây không
phải là bài thơ nói về luân lý, mà nói về cách làm việc. Có thể chính ông Hồ
cũng hiểu sai thơ của mình. Đồng sức đồng lòng vẫn chưa biểu hiện được bản chất
của sự đoàn kết.
Đoàn kết chính là sự tương thân tương ái và gắn bó keo
sơn. Điều đó hoàn toàn khác với chuyện đoàn kết là không đả phá hay tấn công
nhau, hoặc đồng sức cùng làm một việc gì đó. Tôn trọng nhau để cùng tồn tại là
sự giao hòa, không mang tính đoàn kết, nó là biểu hiện của người biết niêm luật
của cuộc sống mà thôi.
Trong thực tế của cuộc sống, người ta có thể sẵn sàng
tha thứ về những sai lầm của người đối diện. Nhưng như thế không có nghĩa là họ
hoàn toàn thông cảm cho nhau. Và như vậy thì đó không phải là đoàn kết, mà đó là
tình người thể hiện bằng lòng vị tha…
Không bao giờ một tổ chức đấu tranh chính trị có tầm
cỡ, có thực lực, lại chấp nhận “đoàn kết” với những tổ chức nặng về khua chiêng
gõ mõ, mà không chịu hành động. Một người tự coi mình như một vị lãnh tụ (hay
lãnh đạo) quan trọng, thường tỏ ra mình là nhà thông thái, nhưng không từ chối
làm những việc nhỏ mọn, sẽ chẳng bao giờ được những người đấu tranh có tâm và có
tầm khác tôn trọng. Nếu như sự tôn trọng đối với nhau chưa có thì chẳng thể nào
nói đến sự đoàn kết cho được!
“Hữu xạ tự nhiên hương” đó là một chân lý giản dị,
nhưng không dễ mấy ai đã đạt được thứ quyền lực hấp dẫn vô hình đó. Trong đấu
tranh, ngoài việc có trí, có dũng, dứt khoát anh phải có một quá khứ dày dạn,
từng trải, nhiều người nói vui là “đã trải qua lửa, nước và ống đồng”, thì người
đó mới mong chiếm được thiện cảm và sự tâm phục của người xung quanh.
Suy rộng ra, những cá nhân và tổ chức nào muốn những cá
nhân và tổ chức khác đoàn kết với mình, thì họ cần phải chứng minh chính bản
thân mình trước. Thời nay nhân loại đã tiến rất xa về kinh nghiệm đấu tranh
chính trị. Vì vậy những lời kêu gọi “đoàn kết” một cách cảm tính chắc chắn sẽ bị
để ngoài tai.
Đương nhiên, việc liên minh liên kết giữa các tổ chức,
đảng phái (điều này chỉ xảy ra trong tranh cử đa đảng), là điều cần thiết, nhằm
thu gộp đủ số đầu phiếu để giành quyền thành lập chính phủ. Nhưng trong đấu
tranh thì người ta chỉ hợp tác với nhau tùy từng tình huống nhất định. Đó là
chiến thuật, không phải là sự đoàn kết. Hoặc ai đó dễ dãi đánh giá đó là sự đoàn
kết, thì sự đoàn kết đó chỉ mang tính “thời vụ” mà thôi…
Ngày nay đấu tranh ôn hòa là nhiệm vụ, quyền lợi, và
cũng là một nhu cầu cấp bách của mỗi người dân Việt Nam. Không ai có quyền cấm
việc ai đó hay nhóm người nào đó thành lập các tổ chức dân sự chính trị. Nhưng
rốt cuộc chỉ có những tổ chức và đảng phái nào có thực lực về nhân sự và tài
chính, có sự hậu thuẫn của quốc tế, thì mới thu hút được số đông tham gia. Và
tất nhiên, điều đó đã chứng minh rằng, chắc chắn họ phải có văn hóa đoàn
kết!
Lê Nguyên Hồng
http://lenguyenhong.blogspot.com.au/2012/03/lieu-co-can-keu-goi-nhung-nguoi-tranh.html#more
DienDanCTM
DienDanCTM
No comments:
Post a Comment