2012-03-23
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF) vừa cho công bố bản báo cáo về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới trong năm qua. Chân Như hỏi chuyện Tiến sĩ Scott Flipse - Phó Giám Đốc USCIRF về đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC.
Không ảnh hưởng tăng tiến thương mại
Chân Như : Xin gửi lời chào đến TS Scott Flipse. Trước hết xin ông chia sẻ với khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do về những điểm đặc biệt mà USCIRF ghi nhận được về tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm qua hay không?TS Scott Flipse : USCIRF được Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu đệ nạp bản duyệt xét thường niên về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, và chúng tôi làm như vậy bởi vì tin rằng Việt Nam vẫn là một quốc gia xâm phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng nhất, vì thế chúng tôi nêu tên Việt Nam một lần nữa và đề nghị đưa vào danh sách CPC gồm những quốc gia cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo. Người dân Việt Nam trong nước và trong cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt đều biết rất rõ về danh sách này là gì.
Chân Như : Được biết là năm nay một lần nữa USCIRF đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về đàn áp tự do tôn giáo (CPC). Ông có thể nào cho biết là căn cứ vào đâu mà tổ chức của ông lại đưa ra đề nghị này?
TS Scott Flipse : Trước hết, vào năm 2006 chính phủ Bush đã đánh giá không tới mức về hành động của Việt Nam sau khi được ra khỏi danh sách CPC và tham gia Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), thì vừa khi được tham gia tổ chức này Việt Nam lập tức đàn áp tự do tôn giáo qua những hành động đối với Cha Lý, với các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân cùng nhiều nhân vật khác hoạt động cho tôn giáo, cho nhân quyền và lao động, nên chúng tôi đã nói đúng rằng dành cho Việt Nam những quyền lợi như vậy là quá sớm.
Lãnh vực trao đổi thương mại vẫn tăng tiến khi Việt Nam còn trong danh sách CPC, chứng tỏ rằng biện pháp này không gây bất lợi cho thương mại.Thêm nữa, danh sách CPC chứng tỏ là có hiệu quả, khi Việt Nam ở trong danh sách đó nên có đạt được một ít tiến bộ, thì vừa khi được ra khỏi CPC Việt Nam liền trở lại tật cũ, vì thế chúng tôi cho danh sách này là công cụ ngoại giao hữu hiệu, đúng như mục đích được giao cho nó.
TS Scott Flipse
Việt Nam đã có lợi khi hành động để được thoát khỏi CPC cho nên đã có tiến bộ. Lãnh vực trao đổi thương mại vẫn tăng tiến khi Việt Nam còn trong danh sách CPC, các lãnh vực khác không hề bị ảnh hưởng xấu, chứng tỏ rằng biện pháp này không gây bất lợi cho thương mại mà còn đem lại lợi ích cho nhiều người trong nước, cho nên tôi nghĩ nên lập lại việc đó lần nữa.
Chân Như : Thưa ông, liên tiếp trong nhiều năm qua thì USCIRF đã đề nghị là Chính Phủ Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, nhưng mà đều không có kết quả. Vậy theo ông, lần này có những gì khác biệt hay không?
TS Scott Flipse : Chúng tôi luôn luôn hy vọng có nhiều diễn tiến mới trong quan hệ song phương Mỹ – Việt. Quan hệ mở rộng thì phần lớn là vì Trung Quốc và Biển Đông với vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi Việt Nam cũng tin chắc Hoa Kỳ là người đứng ở giữa trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thương mại tăng tiến, thêm có nhiều cơ hội, nên tôi không tin rằng Hành Pháp Mỹ vào lúc này lại muốn đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Tuy nhiên, tôi biết rằng Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt vừa thực hiện một cuộc thỉnh nguyện về nhân quyền với rất đông người tham dự. Và năm nay là năm bầu cử, các ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa ở mọi cấp phải lắng nghe ý nguyện của Khối Cử Tri Gốc Việt. Nếu Cộng Đồng Việt Nam muốn gì về danh sách CPC thì họ hãy nói với các ứng cử viên đó.
Phải có biện pháp chế tài
Chân Như : Và câu hỏi cuối cùng là nếu mà có một đề nghị với Chính Phủ Việt Nam về việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo thì ông sẽ nói gì với họ ?TS Scott Flipse : Ủy Hội của chúng tôi chỉ khuyến cáo Chính Phủ Hoa Kỳ, nhưng tôi có đi Việt Nam 8 lần trong 10 năm nay, tôi gặp những người bất đồng chính kiến mà tôi coi như những vị anh hùng, như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, và danh sách còn dài như Hòa thượng Thích Quảng Độ, như Cha Phan Văn Lợi, vân vân.
Rất nhiều những người anh hùng của tôi tại Việt Nam, những người tôi biết là chỉ tranh đấu ôn hòa, và khi nói chuyện với họ tôi nói rằng cộng đồng người Việt và những người như tôi ở bên Mỹ đều tranh đấu cho họ, tranh đấu cho tự do, cho nhân quyền ở Việt Nam.
Và chúng tôi vận động mối bang giao Việt – Mỹ theo đường lối đem lại lợi ích chẳng những về kinh tế, thương mại, an ninh mà còn có lợi cho công cuộc bảo vệ nhân quyền. Đó là những người tôi nói chuyện, những người tôi cần tranh đấu và bảo vệ họ.
Tôi cho rằng điều quan trọng cho Chính Phủ Hoa Kỳ là phải cân nhắc toàn bộ những biện pháp tiếp xúc với Chính Phủ Việt Nam, nhân quyền phải được nêu lên từ cấp lãnh đạo quốc gia, cấp bộ trưởng ngoại giao xuống đến tận các cấp chính quyền thấp nhất, để Việt Nam nhận thức được rằng nhân quyền làm một lãnh vực quan trọng trong bang giao mà họ không thể tránh né, và tự do tôn giáo là một yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, nhân quyền cũng phải là một vấn đề được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nêu ra qua quan hệ thương mại với Việt Nam cũng có vấn đề tự do internet, tự do phát biểu ý kiến. Những thứ đó có thể được đưa vào cuộc thương lượng về thương mại, bao gồm những vấn đề như về những người tù, việc huấn luyện cho cảnh sát, vấn đề tra tấn trong lúc giam nhốt. Những điều đó có thể được nêu ra cả trong quan hệ quân sự song phương.
Tôi cũng tin rằng Chính Phủ Hoa Kỳ nên dùng biện pháp cấm nhập cảnh nước Mỹ đối với viên chức Việt Nam lạm quyền và đàn áp nhân quyền.Danh sách CPC là một đề tài rất quan trọng. Ngoài ra tôi biết còn có một số việc có thể làm cho nhân quyền Việt Nam. Tôi tin rằng Chính Phủ Hoa Kỳ có thể tìm cách tiếp xúc ở mọi cấp, nghĩa là mọi cấp chức trách trong Chính Phủ Mỹ đều nói chuyện với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, từ bộ thương mại cho tới giới quân sự, từ ông tổng thống xuống tới những viên chức đại biểu của cảnh sát khi họ đi Việt Nam.
TS Scott Flipse
Tôi cũng tin rằng Chính Phủ Hoa Kỳ nên dùng biện pháp cấm nhập cảnh nước Mỹ đối với viên chức Việt Nam lạm quyền và đàn áp nhân quyền. Hoa Kỳ đã làm như vậy với Miến Điện, với Belarujs, Zimbwabwe, với Sudan, thì Hoa Kỳ cũng có thể làm như thế với Việt Nam trong khuôn khổ việc chỉ định vào danh sách CPC, danh sách xâm phạm nhân quyền.
Đó là những điều mà tôi tin rằng Hoa Kỳ phải cân nhắc trong tương lai.
Chân Như : Xin cảm ơn ông đã dành cho RFA buổi nói chuyện ngày hôm nay.
No comments:
Post a Comment