Friday, April 13, 2012

Bản tuyên ngôn nhân quyền của ASEAN phải đảm bảo tính minh bạch

2012-04-11
Ngay trước cuộc họp của ủy ban liên chính phủ về quyền con người của ASEAN diễn ra từ ngày 9 đến 12 tháng 4 tại Phnompenh, Campuchia để chuẩn bị bản thảo tuyên ngôn nhân quyền ASEAN, hơn 100 tổ chức xã hội nhân sự trong khu vực đã cùng đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Ủy ban này phải công khai bản thảo tuyên ngôn nhân quyền.
Mục đích là để mọi người có quan tâm trong khu vực có thể tham gia đóng góp ý kiến vào bản tuyên ngôn này. Việt Hà từ Bangkok gửi về bài tường trình sau đây.
RFA/AFP
ASEAN và Nhân quyền: bản thảo công bố công khai?
Ý kiến không thể thiếu của các tổ chức dân sự
Trong bản tuyên bố đề ngày 8 tháng 4 vừa qua, hơn 100 tổ chức xã hội dân sự khu vực ASEAN lên tiếng kêu gọi Ủy ban liên chính phủ về quyền con người của ASEAN phải đảm bảo tính minh bạch trong quá trình soạn thảo bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của cả khối ASEAN, bằng cách công khai các bản thảo của tuyên ngôn này và chia sẻ ý kiến với các tổ chức xã hội dân sự.

Ông Yap Swee Seng, Giám đốc diễn đàn phát triển và nhân quyền châu Á, tổ chức tham gia ký tên vào bản tuyên bố cho chúng tôi biết:

Yap Swee Seng:  Đây là một văn bản có tính lịch sử về quyền con người trong khu vực, nó cần phải có sự đóng góp ý kiến của mọi người có liên quan, chứ không phải là bản thảo được làm bởi một mình ủy ban quyền con người ASEAN. Nó là quyền của mọi người và mọi người có quyền đảm bảo rằng các quyền của họ được bảo vệ qua văn kiện này và theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Đây là một văn bản có tính lịch sử về quyền con người trong khu vực, nó cần phải có sự đóng góp ý kiến của mọi người có liên quan, chứ không phải là bản thảo được làm bởi một mình ủy ban quyền con người ASEAN. Nó là quyền của mọi người và mọi người có quyền đảm bảo rằng các quyền của họ được bảo vệ...
Ông Yap Swee Seng

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại ASEAN 2012
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại ASEAN 2012
Bản tuyên ngôn về nhân quyền của ASEAN đã được ủy ban liên chính phủ về quyền con người của ASEAN soạn thảo hơn một năm nay nhưng chưa một lần nào bản thảo này được công bố công khai. Các tổ chức dân sự trong khu vực đã có những đề xuất lên ủy ban về vấn đề này nhưng không nhận được hồi đáp chính thức từ phía ủy ban.

Cho đến lúc này chỉ có đại diện các nước Thái lan, Indonesia, Malaysia và Philippines đã có những đối thoại với các tổ chức dân sự nước họ để lấy ý kiến vào bản tuyên ngôn. 6 nước còn lại của ASEAN bao gồm Việt Nam vẫn chưa có đối thoại nào với các tổ chức dân sự về vấn đề này. Chị Võ An Phong, phụ trách chương trình sáng kiến quốc tế, thuộc tổ chức cứu người vượt biển xác nhận:

Võ An Phong: Hiện tại tổ chức cứu người vượt biển boat people SOS chưa liên lạc được với đại diện của Việt Nam. Tại các nước như Indonessia, Thái lan, Malaysia, Philippines thì người đại diện có liên lạc và chia sẻ với những tổ chức xã hội dân sự, còn Việt Nam thì chưa có.

Mặc dù vậy, theo ông Yap Swee Seng thì ngay tại các nước có tư vấn các tổ chức xã hội dân sự thì bản thảo tuyên ngôn cũng vẫn không được đưa ra một cách công khai để mọi người cùng tham khảo. 
Tại các nước như Indonessia, Thái lan, Malaysia, Philippines thì người đại diện có liên lạc và chia sẻ với những tổ chức xã hội dân sự, còn Việt Nam thì chưa có.
Chị Võ An Phong

Nhân Quyền và “đặc tính của từng quốc gia và khu vực”


Có nhiều nguyên nhân được đưa ra liên quan đến việc ủy ban liên chính phủ về quyền con người ASEAN đã không công khai bản thảo tuyên ngôn. Các nguyên nhân bao gồm nguyên tắc hoạt động của ASEAN, và những định nghĩa rộng về an ninh quốc gia và trật tự xã hội mà chính phủ từng nước đưa ra. Thực tế này có thể làm ảnh hưởng đến bản tuyên ngôn. Ông Yap Swee Seng giải thích.

Yap Swee Seng: có thực tế là các nước ASEAN hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau, và một biên giải rộng khái niệm về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, định nghĩa về vi phạm nhân quyền dựa theo giá trị truyền thống và thông lệ của từng cộng đồng. Đó là những lo ngại chính của các tổ chức xã hội dân sự. Bởi nếu không có sự giám sát của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng quốc tế thì 
Lể khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 20
Lể khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 20
bản tuyên ngôn sẽ không đạt tiêu chuẩn quốc tế.


Trong khi đó, vấn đề nhân quyền tại nhiều nước ASEAN lại đang là điều lo ngại của nhiều tổ chức xã hội dân sự. Ông Yap Swee Seng nói tiếp:
...có thực tế là các nước ASEAN hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau, và một biên giải rộng khái niệm về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, định nghĩa về vi phạm nhân quyền dựa theo giá trị truyền thống và thông lệ của từng cộng đồng. Đó là những lo ngại chính của các tổ chức xã hội dân sự
Ông Yap Swee Seng

Yap Swee Seng: có nhiều vấn đề nhân quyền tại khu vực, theo tôi vấn đề lớn nhất chính là quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền lập hội, những quyền này vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là tại các nước như Lào, Campuchia, Việt Nam, Miến Điện. Ngoài ra là các vi phạm quyền con người về văn hóa, kinh tế, xã hội. Mặc dù khu vực này có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như đi cùng với nó là các vi phạm quyền con người. Tôi muốn nói đến cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế của những người dân. Hàng ngàn người đang bị mất nhà cửa do các dự án xây dựng phát triển. Tôi cũng muốn nói đến không có nhà nước pháp quyền, tình trạng một số người được các quyền miễn truy tố, không có một hệ thống hoạt động hợp lý để đưa những kẻ vi phạm nhân quyền ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền đang phổ biến ở khắp nơi.

Ủy ban liên chính phủ vê nhân quyền ASEAN dự định sẽ đưa bản tuyên ngôn ra hội nghị bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 45 diễn ra vào tháng 7 sắp tới tại Phnompenh để thông qua. Chị Võ An Phong lo ngại thời gian từ giờ đến đó không còn nhiều:
Chúng tôi cũng như các cơ quan bạn đều có lo ngại vì thời gian không có nhiều mà các bản thảo đưa ra thì không ai được biết, không có kiến nghị làm việc chung của tất cả, như vậy tới khi họ đưa ra thì có sơ sót… 
Chị Võ An Phong

Võ An Phong: chúng tôi cũng như các cơ quan bạn đều có lo ngại vì thời gian không có nhiều mà các bản thảo đưa ra thì không ai được biết, không có kiến nghị làm việc chung của tất cả, như vậy tới khi họ đưa ra thì có sơ sót… Chúng tôi muốn làm việc với ủy ban để đảm bảo quyền lợi và nhân quyền cho mọi người tại vùng ASEAN.

Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi ủy ban liên chính phủ nên tạm ngưng dự định trình bản tuyên ngôn tại hội nghị các bộ trưởng ASEAN vào tháng 7 tới cho đến khi nhận được các ý kiến đóng góp từ những đại diện của xã hội dân sự.

Bản tuyên bố cho đến nay đã nhận được sự ủng hộ của 122 tổ chức xã hội dân sự thuộc nhiều lĩnh vực tại các nước khu vực ASEAN. Các tổ chức này đại diện cho quyền lợi của giới trẻ, phụ nữ, quyền của trẻ em, của người đồng tính, lao động nhập cư, môi trường, nông dân và giáo dục.

No comments:

Post a Comment