Choáng váng với lẩu chuột, bún "phân" gián
Nhiều khách hàng ngất lên, ngất xuống khi phát hiện nồi lẩu của mình được nêm thêm các gia vị: phân chuột, gián, nước bọt, nước rửa chén, …thậm chí là cả một con chuột to hôi hám ở chôn nồi lẩu mà ăn gần hết mới phát hiện ra.
Sốc toàn tập với lẩu phân chuột
Sốc toàn tập với lẩu phân chuột
ảnh minh họa |
Tổ chức hội họp ở quán lẩu trên phố Hàng Cá, cả nhóm của anh Tú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đều có chung sở thích ăn lẩu bởi mùa đông lạnh nên ăn lẩu sẽ sưởi ấm tình bạn của những người xa nhau lâu ngày mới gặp lại.
Anh Tú kể, hôm đó cả nhóm bạn có 6 người và gọi một nồi lẩu lớn. Lúc đầu mọi người ăn thịt và nói cười đùa nhau rất rôm rả. Vì lâu ngày không gặp nên nhóm bạn ăn uống rất vô tư, nhanh gọn để chia sẻ về những chuyện mới làm được trong năm.
Ăn được đến 2/3 nồi lẩu, vừa cho thêm bánh đa vào để chan nước thì cả nhóm với tá hỏa khi thấy “phân chuột”, “phân gián” ngự trị trong nồi lẩu từ lúc nào. Thấy vậy, anh Tú đứng lên lấy đũa gắp ra thì đúng là hai viên phân chuột, mùi ghê đến kinh người, tiếp tục khuấy lên thì ở dưới tràn ngập phân chuột không biết từ đâu. Quá ghê tởm, cả nhóm bạn thân nôn ọe ra bàn, có người không nôn được còn lấy tay móc cổ họng cho nôn ra bằng được.
Anh Tú kể, hôm đó cả nhóm bạn có 6 người và gọi một nồi lẩu lớn. Lúc đầu mọi người ăn thịt và nói cười đùa nhau rất rôm rả. Vì lâu ngày không gặp nên nhóm bạn ăn uống rất vô tư, nhanh gọn để chia sẻ về những chuyện mới làm được trong năm.
Ăn được đến 2/3 nồi lẩu, vừa cho thêm bánh đa vào để chan nước thì cả nhóm với tá hỏa khi thấy “phân chuột”, “phân gián” ngự trị trong nồi lẩu từ lúc nào. Thấy vậy, anh Tú đứng lên lấy đũa gắp ra thì đúng là hai viên phân chuột, mùi ghê đến kinh người, tiếp tục khuấy lên thì ở dưới tràn ngập phân chuột không biết từ đâu. Quá ghê tởm, cả nhóm bạn thân nôn ọe ra bàn, có người không nôn được còn lấy tay móc cổ họng cho nôn ra bằng được.
Để nguyên hiện trạng, anh Tú lên tìm gặp chủ cửa hàng thì được nhân viên ở đây bảo đợi 10 phút. Tuy nhiên, đợi hơn 10 phút không thấy ông chủ đâu mà chỉ thấy bếp trưởng nhà hàng đi xuống đem theo lời xin lỗi vô cùng khó chịu và giải thích “do mì tôm”.
Anh bếp trưởng này cho rằng, do mì không được bảo quản kĩ nên mới xảy ra tình trạng này và còn không quên buông một câu nhớ đời “muốn quỳ xuống xin lỗi chắc”.
Sự việc tày tình như vậy, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng mà được giải thích chỉ bẳng vài lời. Quá bức xúc, nhóm của anh Tú không bao giờ dám bén mảng tới nhà hàng này. Anh Tú tâm sự “vừa sốc về nồi lẩu có phân chuột, lại thêm thất vọng về thái độ của nhân viên nhà hàng”.
Chuyện lẩu có một không hai ở Việt Nam “lẩu phân chuột” mùi ghê tởm đã làm cho nhóm của anh Tú ngất lên, ngất xuống vì cấp độ bẩn của thực phẩm quán xá. Tuy nhiên, sốc toàn tập phải nói đến buổi liên hoan lớp cấp 3 của chị Hoa (Hai Bài Trưng, Hà Nội) với món lẩu độc nhất ở Việt Nam “lẩu chuột”. Món lẩu này đã nâng cấp độ bẩn của hàng quán xá của Việt Nam lên đến đỉnh điểm.
Chị Hoa kể lại, khoảng cuối năm 2011, lớp cấp 3 của chị có tổ chức một buổi tiệc liên hoan lớp, đây cũng là cơ hội để những người bạn cũ được ngồi lại với nhau. Sau nhiều lần thảo luận, các cán bộ lớp mới quyết định chọn một quán lẩu trên đường Phùng Hưng làm địa điểm tổ chức hội họp. Cả lớp ngồi hơn 10 bàn lẩu, ăn xì xụp đến lúc gần hết thì có một bàn bên góc trong kêu thé lên vì “đáy nồi lẩu có nguyên một con chuột đầy lông lá”. Kinh sợ quá, mọi người bỏ đũa, nôn ọe ra bàn. Đặc biệt, Thủy – người phát hiện ra chuột dưới đáy nồi lẩu “ngất tại chỗ luôn”.
Bức xúc quá, cả lớp phản ánh và đòi có lời giải thích chính đáng thì bà chủ quán ăn này chỉ biết “gãi đầu” và “cười trừ” cho qua chuyện. Bỏ tiền ra mà bị đối xử bất công, các thành viên trong lớp đều vô cùng bức xúc về cách làm ăn thiếu trách nhiệm và vi phạm đạo đức kinh doanh này. Chị Hoa chia sẻ “biết là bẩn đấy, phản ánh cũng phản ánh rồi nhưng chủ quán có làm gì, vẫn thu tiền như thường”. Cả lớp chỉ biết chép miệng nhắn nhủ nhau “một đi không trở lại” với quán lẩu này.
Càng nói càng bẩn
Cung cách phục vụ ở các quán xá ở Hà Nội còn rất nhiều điều bức xúc cần nói đến. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất mà chỉ có ở Hà Nội đó là hiệu ứng “khách hàng phản ánh thì càng được ăn bẩn” hay “tính tiền gấp đôi”. Điều này là một sự phi lí đáng lên án của hàng quán đối với các thượng đế của mình. Tôi đã từng nghe một anh phục vụ ở quán ba ở Hà Nội nói rằng “nếu như có khách hàng nào đó phản ánh đồ uống quá đáng thì sẽ được đem vào trong làm lại bằng cách thêm nước bọt của người phục vụ” hoặc thay cho đồ uống khác nhưng “tính tiền gấp đôi”…
Anh bếp trưởng này cho rằng, do mì không được bảo quản kĩ nên mới xảy ra tình trạng này và còn không quên buông một câu nhớ đời “muốn quỳ xuống xin lỗi chắc”.
Sự việc tày tình như vậy, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng mà được giải thích chỉ bẳng vài lời. Quá bức xúc, nhóm của anh Tú không bao giờ dám bén mảng tới nhà hàng này. Anh Tú tâm sự “vừa sốc về nồi lẩu có phân chuột, lại thêm thất vọng về thái độ của nhân viên nhà hàng”.
Chuyện lẩu có một không hai ở Việt Nam “lẩu phân chuột” mùi ghê tởm đã làm cho nhóm của anh Tú ngất lên, ngất xuống vì cấp độ bẩn của thực phẩm quán xá. Tuy nhiên, sốc toàn tập phải nói đến buổi liên hoan lớp cấp 3 của chị Hoa (Hai Bài Trưng, Hà Nội) với món lẩu độc nhất ở Việt Nam “lẩu chuột”. Món lẩu này đã nâng cấp độ bẩn của hàng quán xá của Việt Nam lên đến đỉnh điểm.
Chị Hoa kể lại, khoảng cuối năm 2011, lớp cấp 3 của chị có tổ chức một buổi tiệc liên hoan lớp, đây cũng là cơ hội để những người bạn cũ được ngồi lại với nhau. Sau nhiều lần thảo luận, các cán bộ lớp mới quyết định chọn một quán lẩu trên đường Phùng Hưng làm địa điểm tổ chức hội họp. Cả lớp ngồi hơn 10 bàn lẩu, ăn xì xụp đến lúc gần hết thì có một bàn bên góc trong kêu thé lên vì “đáy nồi lẩu có nguyên một con chuột đầy lông lá”. Kinh sợ quá, mọi người bỏ đũa, nôn ọe ra bàn. Đặc biệt, Thủy – người phát hiện ra chuột dưới đáy nồi lẩu “ngất tại chỗ luôn”.
Bức xúc quá, cả lớp phản ánh và đòi có lời giải thích chính đáng thì bà chủ quán ăn này chỉ biết “gãi đầu” và “cười trừ” cho qua chuyện. Bỏ tiền ra mà bị đối xử bất công, các thành viên trong lớp đều vô cùng bức xúc về cách làm ăn thiếu trách nhiệm và vi phạm đạo đức kinh doanh này. Chị Hoa chia sẻ “biết là bẩn đấy, phản ánh cũng phản ánh rồi nhưng chủ quán có làm gì, vẫn thu tiền như thường”. Cả lớp chỉ biết chép miệng nhắn nhủ nhau “một đi không trở lại” với quán lẩu này.
Càng nói càng bẩn
Cung cách phục vụ ở các quán xá ở Hà Nội còn rất nhiều điều bức xúc cần nói đến. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất mà chỉ có ở Hà Nội đó là hiệu ứng “khách hàng phản ánh thì càng được ăn bẩn” hay “tính tiền gấp đôi”. Điều này là một sự phi lí đáng lên án của hàng quán đối với các thượng đế của mình. Tôi đã từng nghe một anh phục vụ ở quán ba ở Hà Nội nói rằng “nếu như có khách hàng nào đó phản ánh đồ uống quá đáng thì sẽ được đem vào trong làm lại bằng cách thêm nước bọt của người phục vụ” hoặc thay cho đồ uống khác nhưng “tính tiền gấp đôi”…
ảnh minh họa |
Theo phản ánh, anh Hòa (Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) thường xuyên đi uống café, sinh tố, trà… Một hôm uống trên quán trên đường Cốm Vòng bỗng phát hiện ra một chiếc “ chun” ở trong cốc sinh tố bơ. Khi phản ánh lên chủ quán. Anh này được mang ra một cốc mới nhưng đến khi tính tiền thì anh Hòa phải nộp tiền bằng hai ly sinh tố.
Chia sẻ về điều này, anh Hòa vô cùng bức xúc “mình đã bức xúc phản ánh lên cửa hàng vì đồ uống bẩn thỉu đến lúc tính tiền thì tính một bằng hai. Làm ăn xấu thế này thử hỏi lần sau có ai quay lại không”. Anh còn cho biết, nhiều chủ cửa hàng còn “vừa đưa tay lên ngoáy mũi sau đó làm đồ uống cho khách ngay được”.
Anh Thanh (Thụy Khuê, Hà Nội) là phục vụ cho quán bar trên phố kể lại: khách hàng nào mà bị ghét là được ăn ngay nước bọt của người phục vụ. Đây vẫn được xem như chiêu trò trả thù của những người phục vụ với các thượng đế. Anh Thanh nói “phục vụ viên trả đũa khách hàng bằng cách phi nhổ nước bọt, nhúng tay vào đồ uống, thêm dầu rửa bát vào đồ uống ”.
Cũng theo anh Thanh, đây là một hành động cần lên án nhưng vẫn rất phổ biến ở văn hóa quán xá đặc biệt là với các khách hàng khó tính, hay phản ánh về chất lượng đồ ăn, đồ uống thì được đặc biệt ưu tiên hứng chịu “cơn bão nước bọt” của người phục vụ. Vì vậy kinh nghiệm được anh đúc kết đó là “”đừng lên phản ánh, kêu la vì rất có thể bạn sẽ phải trả tiền gấp đôi hoặc ăn đủ nước bọt”.
Việc chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán Hà Nội luôn là vấn đề nóng hổi được các cơ quan chức năng quan tâm. Tuy nhiên, việc các hàng quán ở Hà Nội mọc lên như nấm, các cơ quan xử lí chỉ như muối bỏ biển, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Thay vì chờ đợi các cơ quan công quyền dẹp bỏ thì người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách tẩy chay những quán ăn bẩn này.
VietnamnetChia sẻ về điều này, anh Hòa vô cùng bức xúc “mình đã bức xúc phản ánh lên cửa hàng vì đồ uống bẩn thỉu đến lúc tính tiền thì tính một bằng hai. Làm ăn xấu thế này thử hỏi lần sau có ai quay lại không”. Anh còn cho biết, nhiều chủ cửa hàng còn “vừa đưa tay lên ngoáy mũi sau đó làm đồ uống cho khách ngay được”.
Anh Thanh (Thụy Khuê, Hà Nội) là phục vụ cho quán bar trên phố kể lại: khách hàng nào mà bị ghét là được ăn ngay nước bọt của người phục vụ. Đây vẫn được xem như chiêu trò trả thù của những người phục vụ với các thượng đế. Anh Thanh nói “phục vụ viên trả đũa khách hàng bằng cách phi nhổ nước bọt, nhúng tay vào đồ uống, thêm dầu rửa bát vào đồ uống ”.
Cũng theo anh Thanh, đây là một hành động cần lên án nhưng vẫn rất phổ biến ở văn hóa quán xá đặc biệt là với các khách hàng khó tính, hay phản ánh về chất lượng đồ ăn, đồ uống thì được đặc biệt ưu tiên hứng chịu “cơn bão nước bọt” của người phục vụ. Vì vậy kinh nghiệm được anh đúc kết đó là “”đừng lên phản ánh, kêu la vì rất có thể bạn sẽ phải trả tiền gấp đôi hoặc ăn đủ nước bọt”.
Việc chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán Hà Nội luôn là vấn đề nóng hổi được các cơ quan chức năng quan tâm. Tuy nhiên, việc các hàng quán ở Hà Nội mọc lên như nấm, các cơ quan xử lí chỉ như muối bỏ biển, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Thay vì chờ đợi các cơ quan công quyền dẹp bỏ thì người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách tẩy chay những quán ăn bẩn này.
- Huệ Bạch
++++++
Sốc với phở "gián", bún "thạch sùng" ở Hà Nội
Nhiều người tiêu dùng kinh khiếp cả cuộc đời khi ăn phải những món có công thức chế biến kinh hoàng. Phở nêm gián, thạch sùng, dây chun, tăm, ruồi…đã kiến dư luận nhiều phen nổi sóng về công nghệ chế biến đồ ăn siêu bẩn và thề sống chết “cạch mặt” quán xá.
Một bát phở…hai con gián
Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hóa quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi…là chuyện “thường ngày ở huyện”. Không ít người dở khóc, dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải “chun buộc tóc”…
Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết tức giận khi kể lại bữa ăn “sợ nhất trong đời” của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể lại, chả là hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Vừa ngồi ở quán ăn đối diện số 40 Chùa Hà, Hà Nội gọi một bát phở bò ra, ăn được 2 miếng chị đã hét toáng lên bởi “trong bát phở có hai con gián”. Sợ quá, chị Nga quăng đôi đũa và nôn ọe ra bàn. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua “em thông cảm cho quán chị nhé, hôm qua dọn hàng về muộn quá nên chị quên không cất nồi nước dùng kĩ”. Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng, gián, muỗi, ruồi bọ “tắm” rồi “bỏ mạng” trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu.
Bức xúc vì cách làm ăn thiếu vệ sinh của các hàng quán nên chị Nga “thề không ra hàng quán ăn bao giờ nữa dù có phải chết đói”.
Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thủy, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh Quân nên anh chủ định mời hội bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng dưng Hương, người yêu anh Quân phát hiện ra trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun màu đen này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun làm cho nồi nước lẩu đen ngòm và có mùi rất khó chịu nên cả nhóm buộc phải từ bỏ cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn “ăn nữa thì ăn không ăn thì biến” khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hóa của bà chủ này. Cả nhóm thề sẽ tẩy chay quán ăn này.
Điều kiện vệ sinh của các hàng quán luôn là hồi chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thịt bò được phơi giữa đường để “ăn bụi”, “thu hút ruồi”, bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt 3 không, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon, trứng gà giả… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và “ám hại” người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với tâm lí “trăm người bán vạn người mua” các hàng quán ở Việt Nam vẫn thoải mái và thản nhiên khi được khách hàng phản ánh có gián hay ruồi muỗi trong đồ ăn. Phải chăng đây là sự băng hoại đạo đức kinh doanh?
Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hóa quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi…là chuyện “thường ngày ở huyện”. Không ít người dở khóc, dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải “chun buộc tóc”…
Quán ăn bẩn kinh hoàng. |
Bức xúc vì cách làm ăn thiếu vệ sinh của các hàng quán nên chị Nga “thề không ra hàng quán ăn bao giờ nữa dù có phải chết đói”.
Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thủy, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh Quân nên anh chủ định mời hội bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng dưng Hương, người yêu anh Quân phát hiện ra trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun màu đen này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun làm cho nồi nước lẩu đen ngòm và có mùi rất khó chịu nên cả nhóm buộc phải từ bỏ cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn “ăn nữa thì ăn không ăn thì biến” khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hóa của bà chủ này. Cả nhóm thề sẽ tẩy chay quán ăn này.
Điều kiện vệ sinh của các hàng quán luôn là hồi chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thịt bò được phơi giữa đường để “ăn bụi”, “thu hút ruồi”, bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt 3 không, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon, trứng gà giả… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và “ám hại” người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với tâm lí “trăm người bán vạn người mua” các hàng quán ở Việt Nam vẫn thoải mái và thản nhiên khi được khách hàng phản ánh có gián hay ruồi muỗi trong đồ ăn. Phải chăng đây là sự băng hoại đạo đức kinh doanh?
Hết thời của thượng đế
Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng
quán ăn “bẩn” để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián…thì vẫn nghiễm nhiên đông khách. Khách hàng từ khắp nơi vẫn ùn ùn kéo về ăn khiến các chủ hàng chả cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần “đếm tiền” dầy túi là thỏa mãn.
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn. |
Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng từng phản ánh lên bà chủ “làm ăn như vậy lần sau ai còn quay lại ăn nữa”. Chả là chị Hoa đi ăn bún chả, vừa cầm đũa ăn được một nửa thì thấy trong bát có ruồi, chị bỏ đũa không ăn nữa, phản ánh cho bà chủ quán ăn này biết và nói sẽ không bao giờ quay lại quán ăn mất vệ sinh này. Đáp lại thượng đế của mình, bà chủ quán nói “đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc”. Bà chủ quán còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.
Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: “khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi” khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn tầm thường nếu không được coi là mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại “bún mắng” và “cháo chửi” và hiệu ứng “càng chửi càng đông”… “Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân khi mà bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn”- anh Tài chia sẻ.
Nói như vậy để thấy rằng, thời đại bây giờ muôn kiểu thua thiệt đều đổ lên đầu người dân. Hơn ai hết, người dân phải là người tự bảo vệ chính mình bằng cách lên tiếng “tẩy chay” các hàng, quán ăn bẩn trên đất thủ đô.
Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: “khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi” khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn tầm thường nếu không được coi là mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại “bún mắng” và “cháo chửi” và hiệu ứng “càng chửi càng đông”… “Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân khi mà bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn”- anh Tài chia sẻ.
Nói như vậy để thấy rằng, thời đại bây giờ muôn kiểu thua thiệt đều đổ lên đầu người dân. Hơn ai hết, người dân phải là người tự bảo vệ chính mình bằng cách lên tiếng “tẩy chay” các hàng, quán ăn bẩn trên đất thủ đô.
Huệ Bạch
Vietnamnet
No comments:
Post a Comment