Nhà thờ Thái Hà chiều Thứ Bảy 12 /11/ 2011.
DR / Nữ Vương Công Lý
Hôm nay (17/11) tình hình lại căng thẳng giữa Hà Nội và Giáo hội Công giáo, khi chính quyền cho cảnh sát cơ động phong tỏa con đường dẫn đến giáo xứ Thái Hà, để bắt đầu xây dựng một trạm xử lý nước thải. Trạm này được thi công trên phần đất được Giáo hội cho nhà nước mượn sử dụng trước đây và đang yêu cầu trả lại.
Linh mục Matthiew Phụng cho AFP biết, khoảng 300 giáo dân Thái Hà đã tập hợp lại tại đây trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm, khi việc thi công bắt đầu. Trang nuvuongcongly.net nói rằng hàng trăm công an vào 23 giờ tối thứ Tư 16/11 đã đưa nhiều thiết bị, xe máy đặc chủng đến đây.
Trạm xử lý nước thải này là một phần của bệnh viện Đống Đa, trước đây vốn thuộc sở hữu của giáo xứ Thái Hà và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Theo linh mục Matthiew Phụng, thì đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008 đến nay, khi các giáo dân bắt đầu biểu tình để đòi trả lại địa điểm trên.
Vị linh mục nói : « Chúng tôi không hề chống lại dự án (xây dựng) trên, chỉ có điều (phần đất này) là sở hữu của chúng tôi », và nhấn mạnh là giáo dân chỉ muốn được trả lại tu viện cho nhu cầu tôn giáo. Theo linh mục Matthiew Phụng, thì có đến 20.000 tín đồ thường xuyên đến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà.
Sau khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954, chính quyền cộng sản đã tịch thu nhiều bất động sản của Giáo hội Công giáo, và vấn đề nhà đất hiện nay vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng. AFP nhắc lại, năm 2008 có 8 giáo dân đã bị kết án treo vì gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản.
Giáo hội Công giáo Việt Nam là một trong những giáo hội quan trọng nhất Đông Nam Á với sáu triệu tín đồ, chỉ đứng sau Philippines. Việt Nam và Vatican hiện chưa có quan hệ ngoại giao, nhưng trong những năm gần đây đã xích lại gần nhau hơn. Các hoạt động tôn giáo bị kiểm soát nghiêm ngặt tại Việt Nam, tuy chính quyền vẫn khẳng định là tôn trọng tự do tín ngưỡng.
Trạm xử lý nước thải này là một phần của bệnh viện Đống Đa, trước đây vốn thuộc sở hữu của giáo xứ Thái Hà và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Theo linh mục Matthiew Phụng, thì đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008 đến nay, khi các giáo dân bắt đầu biểu tình để đòi trả lại địa điểm trên.
Vị linh mục nói : « Chúng tôi không hề chống lại dự án (xây dựng) trên, chỉ có điều (phần đất này) là sở hữu của chúng tôi », và nhấn mạnh là giáo dân chỉ muốn được trả lại tu viện cho nhu cầu tôn giáo. Theo linh mục Matthiew Phụng, thì có đến 20.000 tín đồ thường xuyên đến cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà.
Sau khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954, chính quyền cộng sản đã tịch thu nhiều bất động sản của Giáo hội Công giáo, và vấn đề nhà đất hiện nay vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng. AFP nhắc lại, năm 2008 có 8 giáo dân đã bị kết án treo vì gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản.
Giáo hội Công giáo Việt Nam là một trong những giáo hội quan trọng nhất Đông Nam Á với sáu triệu tín đồ, chỉ đứng sau Philippines. Việt Nam và Vatican hiện chưa có quan hệ ngoại giao, nhưng trong những năm gần đây đã xích lại gần nhau hơn. Các hoạt động tôn giáo bị kiểm soát nghiêm ngặt tại Việt Nam, tuy chính quyền vẫn khẳng định là tôn trọng tự do tín ngưỡng.
No comments:
Post a Comment