Nguyễn Thiện Nhân
-
Sắp tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ra các đường phố nhìn thấy treo khắp nơi những băng ron, phướn đứng, với nhiều câu thể hiện lòng tôn kính và biết ơn thầy cô giáo như: “Chào mừng ngày nhà giáo VN”, “tri ân người khai sáng”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “tôn sư trọng đạo”, “lương sư hưng quốc” …thấy cũng đẹp và nhớ thầy cô, nhưng ngẫm nghĩ về ngành giáo dục, thấy buồn.
Năm 2011, lương giáo viên vẫn thấp, vẫn không đủ sống, và khắp nơi chuyện giáo viên bỏ việc cứ diễn ra, chất lượng giáo dục tiếp tục xuống cấp. Chúng ta làm sao quên lời hứa suông của một ông bộ trưởng khi nhậm chức vào ngày 17-11-2006, trong buổi gặp gỡ 13 nhà giáo nhân dân vừa được phong tặng danh hiệu, và một số giáo sư ở khu vực phía Bắc đại diện 44 giáo sư mới được công nhận chức danh năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã hứa “Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình”
Minh chứng còn đây, một bài báo của tờ báo Tuổi trẻ đây này:
Lời hứa của nguyên bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã tan theo mây khói -Ảnh: N.C.T, báo Tuổi trẻ. |
Những ông bộ trưởng họ “hứa” nhiều lắm, nhưng hứa suông với cả triệu giáo viên nghèo từ mầm non đến đại học như thế thì nhẫn tâm quá, khi mà ngày ấy niềm tin của xã hội vào ông bộ trưởng học cao hiểu rộng đang dâng cao chưa từng có. Kết quả: giáo viên đã thất vọng, câu chuyện cải cách giáo dục cùng chuyện lương bổng đã bị phá sản.
“Người đương thời” chống tiêu cực ngành giáo dục Đỗ Việt Khoa đã cay đắng bước khỏi ngành giáo dục, đặt dấu chấm hết cho niềm tin. Còn ông bộ trưởng kia, có biết xấu hổ không hay cũng đã nhiễm bệnh thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng giẫm đạp lên sự thống khổ người dân để leo thang trên con đường chính trị.
Một trí thức trẻ tuổi yêu nước đang trong nhà tù cộng sản, là điển hình của lòng nhiệt huyết cấp tiến bị trù dập, Thạc sỹ Nguyễn Thiến Trung, ngày 2/3/2006, mới 23 tuổi, Trung đã viết Thư gửi Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Minh Hiển, bức thư đề ngày 22/2/2006 bàn về vấn đề giáo dục chủ nghĩa và tư tưởng trong nhà trường. Kết quả nhận được sự im lặng, thờ ơ, vô cảm. Chẳng những thế, khi bức thư được đăng tải trên các trang mạng lại trở thành một trong những lý do để chính quyền khép tội cho Trung.
(Ngày 28/2/2006, Nguyễn Tiến Trung viết Bản góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng X nhưng cũng không nhận được phản hồi từ phía chính quyền).
Một cánh én không làm nổi mùa xuân, tiếng nói của 22 vị giáo sư, tiến sỹ khả kính góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI còn bị chìm vào vô vọng thì tiếng nói của người thạc sỹ trẻ tuổi này ăn thua gì!
Những hiền tài cứu nước như Nguyễn Trãi, nay còn đâu?
Những bậc thầy mẫu mực như Nguyễn Đình Chiểu, nay còn đâu?
Những trí thức lẫy lừng như Phan Chu Trinh, nay còn đâu?
Hết rồi
Còn lại gì?
Còn những ông bộ trưởng bộ giáo dục dở hơi, giả dối
Ngay cả như ông Nguyễn Thiện Nhân cũng thế
Những tên bạc nhược!
Có óc không gan
Đầu thông minh nhưng hèn nhát
Gieo nỗi sợ hãi vào cuộc sống thanh niên
Luôn cả thầy cô giáo!
Mặc cho xã hội cuồng quay
Độc tài vươn móng vuốt
Cướp của dân của cải, tự do.
Bọn chúng hiên ngang, càn quấy
Còn dân nghèo khổ, oan ức, ngậm câm hờn
Trí thức đâu?
Không còn
Còn những người đứng lớp
Cùng lũ học sinh
Đớn hèn, sợ hãi!
Những hiền tài cứu nước như Nguyễn Trãi, nay còn đâu?
Những bậc thầy mẫu mực như Nguyễn Đình Chiểu, nay còn đâu?
Những trí thức lẫy lừng như Phan Chu Trinh, nay còn đâu?
Hết rồi
Còn lại gì?
Còn những ông bộ trưởng bộ giáo dục dở hơi, giả dối
Ngay cả như ông Nguyễn Thiện Nhân cũng thế
Những tên bạc nhược!
Có óc không gan
Đầu thông minh nhưng hèn nhát
Gieo nỗi sợ hãi vào cuộc sống thanh niên
Luôn cả thầy cô giáo!
Mặc cho xã hội cuồng quay
Độc tài vươn móng vuốt
Cướp của dân của cải, tự do.
Bọn chúng hiên ngang, càn quấy
Còn dân nghèo khổ, oan ức, ngậm câm hờn
Trí thức đâu?
Không còn
Còn những người đứng lớp
Cùng lũ học sinh
Đớn hèn, sợ hãi!
No comments:
Post a Comment