Tòa án Hà Nội sẽ xử vụ Trung tá Công an đánh chết người?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-15
Theo thông tin do báo chí loan tải thì vào ngày 17-11 này, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử vụ một Trung tá Công an Hà Nội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng.Sau đó Ông Trịnh Xuân Tùng đã chết tại bệnh viện Việt Đức ngày 8 tháng 3 năm 2011.
Gia đình không được thông báo
Mãi cho tới hôm nay trước ngày xử vụ án một ngày gia đình của ông Trịnh Xuân Tùng vẫn không nhận được một thông báo nào từ Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.Gia đình cháu cũng không yêu cầu xử kín cho nên đây phải là phiên tòa xét xử công khai và minh bạch.Cô Trịnh Kim Tiến con gái của ông Tùng cho biết: “Gia đình chưa nhận một thông báo chính thức nào mà luật sư của gia đình chỉ được nghe nói qua miệng của một người trong tòa án và cũng chưa có thông báo chính thức nào cho luật sư. Cho tới giờ này vẫn chưa nhận được thông báo ngày xử theo tin tức trên báo chí.”
Cô Trịnh Kim Tiến
Khi chúng tôi đặt câu hỏi rằng có thể do tính chất nghiêm trọng của vụ án này có thể tòa sẽ xử kín như nhiều vụ trước đây hay không, cô Kim Tiến cho biết:
"Được biết theo luật thứ 18 của bộ luật tố tụng hình sự quy định việc xét xử tòa án phải tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, ngoại trừ những trường hợp do bộ luật này quy định như: trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa mới xét xử kín.
Nhưng vụ án của ba cháu thì không có bí mật gì cần giữ. Cũng không liên quan gì đến thuần phong mỹ tục và gia đình cháu cũng không yêu cầu xử kín cho nên đây phải là phiên tòa xét xử công khai và minh bạch.”
Qua diễn biến của câu chuyện ông Tùng bị giết hại, báo chí cho biết không những chính Trung tá Công an Nguyễn Văn Ninh là thủ phạm trực tiếp giết chết ông Tùng mà những người khác như 3 dân phòng tham gia đánh ông Tùng.
Sau khi nghe tin ông Tùng bị ngất xỉu tại công an, gia đình nạn nhân tới xin chở ông đi cấp cưu thì người phụ trách trực hôm đó không cho đưa ông Tùng đi.
Mãi đến 12 tiếng đồng hồ sau mới cho phép chuyển ông Tùng tới bệnh viện Bạch Mai bằng xe tải với tay nạn nhân bị còng. Bác sĩ bệnh viện được thông báo ông Tùng là tội phạm nên lơ là trong công tác cấp cứu khiến nạn nhân tử vong sau đó.
Câu hỏi rất đơn giản: “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi.
Trịnh Kim Tiến
Khi viết những dòng này, tôi không biết phải diễn tả tâm trạng của mình như thế nào, bởi Tòa án nhân dân Hà Nội đang đi quá những giới hạn mà tôi có thể tưởng tượng ra.
Ngày 1/11 vừa qua, các cơ quan báo chí trong nước đồng loạt đăng bài viết về việc vụ án liên quan đến cái chết của cha tôi – ông Trịnh Xuân Tùng – sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 17.11.
Suốt từ khi có thông tin này, gia đình tôi đã chờ đợi một thông báo hoặc giấy mời từ phía Tòa án về việc tham dự phiên tòa. Nhưng bao nhiêu chờ đợi thì đem đến bấy nhiêu thất vọng. Kể từ khi được thông báo về kết quả điều tra từ Cơ quan điều tra đến nay,chúng tôi chưa từng nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ phía các cơ quan hữu quan. Đến hôm nay, ngày 15/11, tức là chỉ còn 2 ngày nữa sẽ đến phiên tòa xét xử (theo thông tin trên báo chí), chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào từ họ.
Hôm nay, Luật sư của tôi liên lạc với Tòa án qua điện thoại, hỏi về việc vụ án này có được đưa ra xét xử hay không, thì nhận được câu trả lời không thể chấp nhận nổi: cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống.
Đó là câu trả lời vô trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Trong khi các cơ quan báo chí đã có được thông tin về phiên tòa cả 2 tuần nay, mà bên liên quan trực tiếp đến phiên tòa là gia đình người bị hại – là chúng tôi – lại không nhận được một chút thông tin nào, thậm chí vụ án có được xét xử vào ngày 17/11 như báo chí đề cập không chúng tôi cũng không được biết, mặc dù hôm nay đã là 15/11.
Đó là sự xúc phạm nặng nề mà một cơ quan bảo vệ pháp luật dành cho gia đình của những người cần được bảo vệ. Tôi chưa nói đến việc họ vi phạm pháp luật, bởi việc làm của họ thậm chí không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Có bao giờ họ nghĩ đến lúc họ có người ruột thịt bị đánh chết, họ sẽ cảm thấy như thế nào khi bị đối xử như vậy hay không? Những người bình thường không bao giờ cứa vào nỗi đau của người khác một cách tàn nhẫn đến như vậy.
Tôi chợt nghĩ, cuộc sống của mỗi người trong chúng ta chẳng được bao nhiêu. Cái chết rình rập con người ở khắp nơi. Ngày hôm nay chúng ta có thể có quyền cao chức trọng, tiền tiêu không cần đếm, nhưng chỉ cần một tai nạn giao thông, một vụ nổ bình gas thôi là cái chết đã bất thình lình ập đến. Những người thi hành công vụ kia, rồi họ cũng sẽ phải bỏ lại mọi quyền lực, danh vọng, tiền bạc để sang bên kia thế giới như bao người khác. Ở đó, họ sẽ gặp lại cha tôi. Họ sẽ nói gì với cha tôi đây? Tại sao khi sống chúng ta không cố làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn? Đôi khi chỉ là một lời nói, chẳng nhiều nhặn gì. Vậy mà họ không làm được.
Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi.
15/11/2011
Theo blog FB của TKT, đầu để của Quê choa
No comments:
Post a Comment