Sáng 31-10, QH đã nghe bộ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo tổng kết thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
Đồng thời, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH (KHCN&MT) cũng báo cáo thẩm tra việc thực hiện dự án này.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tổng diện tích rừng trên cả nước tăng liên tục. Từ hơn 10,4 triệu ha năm 1998 tăng lên hơn 13,3 triệu ha năm 2010. Độ che phủ rừng cũng tăng từ 32% lên 39,5% trong thời gian này.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nguyễn Vinh Hà cũng nhìn nhận dự án đã đạt được hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể diện tích rừng được bảo vệ hơn 2,45 triệu ha; diện tích rừng bị cháy giảm từ hơn 60.700 ha (giai đoạn 1998-2005) xuống còn hơn 13.500 ha (giai đoạn 2006-2010)…
Tuy nhiên, ông Hà cho rằng trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn một số hạn chế đáng chú ý. Điển hình như công tác lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đất lâm nghiệp và quy hoạch ba loại rừng còn chậm. Tỉ lệ diện tích rừng đã giao cho các chủ quản lý còn thấp, chỉ chiếm 61% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp; trong đó sự tham gia của các DN, cộng đồng dân cư chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, với mức giao đất lâm nghiệp bình quân hiện nay khoảng 5-6 ha/hộ thì chưa đủ để người dân có thể có thu nhập chủ yếu từ rừng…
Đáng chú ý là việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài còn có một số vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Hiện tổng diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trực tiếp trồng rừng gần 289.000 ha. Tuy nhiên, giá cho thuê quá thấp, bình quân khoảng 180.000 đồng/ha, trong khi người dân địa phương vẫn có nhu cầu nhận đất để trồng rừng. Một số địa phương còn có tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả những diện tích đất rừng đã giao cho hộ gia đình quản lý.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tổng diện tích rừng trên cả nước tăng liên tục. Từ hơn 10,4 triệu ha năm 1998 tăng lên hơn 13,3 triệu ha năm 2010. Độ che phủ rừng cũng tăng từ 32% lên 39,5% trong thời gian này.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nguyễn Vinh Hà cũng nhìn nhận dự án đã đạt được hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể diện tích rừng được bảo vệ hơn 2,45 triệu ha; diện tích rừng bị cháy giảm từ hơn 60.700 ha (giai đoạn 1998-2005) xuống còn hơn 13.500 ha (giai đoạn 2006-2010)…
Tuy nhiên, ông Hà cho rằng trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn một số hạn chế đáng chú ý. Điển hình như công tác lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đất lâm nghiệp và quy hoạch ba loại rừng còn chậm. Tỉ lệ diện tích rừng đã giao cho các chủ quản lý còn thấp, chỉ chiếm 61% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp; trong đó sự tham gia của các DN, cộng đồng dân cư chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, với mức giao đất lâm nghiệp bình quân hiện nay khoảng 5-6 ha/hộ thì chưa đủ để người dân có thể có thu nhập chủ yếu từ rừng…
Đáng chú ý là việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài còn có một số vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Hiện tổng diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trực tiếp trồng rừng gần 289.000 ha. Tuy nhiên, giá cho thuê quá thấp, bình quân khoảng 180.000 đồng/ha, trong khi người dân địa phương vẫn có nhu cầu nhận đất để trồng rừng. Một số địa phương còn có tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả những diện tích đất rừng đã giao cho hộ gia đình quản lý.
T.HẰNG
No comments:
Post a Comment