http://tiembao.multiply.com/journal/item/393
Ngoài thu nhập, điều kiện làm việc, nơi ở, thì nhà giữ trẻ cho con luôn là nỗi lo thường trực của nhiều gia đình công nhân.
>> Kỳ 2: Bị chèn ép đủ kiểu
Xa cách tình mẫu tử
Chúng tôi có dịp làm quen với cặp vợ chồng Nguyễn Thanh Tuyền (29 tuổi, quê Cần Thơ) và Nguyễn Duy Bính (27 tuổi, quê Nghệ An) tại một quán cơm bình dân ở gần Cụm công nghiệp Việt Tài (Q.Bình Tân, TP.HCM). Trên bốn bức tường nơi căn phòng trọ của cặp vợ chồng này dán đầy ảnh một cậu bé trai kháu khỉnh chừng 6 tuổi, nhưng nhìn kỹ thì trong phòng không hề có một vật dụng gì của trẻ nhỏ. Tuyền giải thích với giọng buồn buồn: “Con trai em đó anh, nhưng giờ đang gửi ông bà nội nuôi ở quê”.
Tuyền kể lên TP.HCM làm công nhân (CN) may mặc đã gần 10 năm. Khi vợ sinh con, Bính cật lực tăng ca nhưng vẫn không đủ tiền thuê trọ, mua thêm thức ăn, sữa uống cho con vì đồng lương vỏn vẹn chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng. “Ở quê cũng nghèo, không có tiền của gì để phụ thêm nên ông bà nội bảo vợ chồng em đưa cháu về nuôi giúp được ngày nào hay ngày nấy. Dù sao thì ở quê cũng đỡ tốn kém hơn, chứ em giữ con lại thì không có nơi gửi trẻ và quan trọng là cũng không có tiền để lo. Em không biết tính sao nên nghe theo lời ông bà để vợ chồng có thời gian đi làm kiếm thêm tiền gửi về quê”, Tuyền kể mà mắt rưng rưng. Tình mẫu tử xa cách, dù nhớ con có khi đến phát khóc nhưng bình quân cứ 2 năm, vợ chồng Tuyền mới ra Nghệ An thăm con một lần vào dịp tết. Hễ tan ca về nhà là hai người cứ ngồi nhìn con trong ảnh để đỡ nhớ.
Thâm nhập vào các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi nhận thấy hoàn cảnh như vợ chồng Tuyền không phải là hiếm. Theo kết quả khảo sát mới đây của TP.HCM, có đến hơn 64% số CN được khảo sát bày tỏ nhu cầu cần thiết nhất là có nơi giữ trẻ.
Trong căn phòng ọp ẹp rộng chừng 16m2, chị Đặng Thị Hiền (24 tuổi, CN Công ty Kollan, thuộc KCX Linh Trung) vừa lặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều vừa kể về bé Bút, con trai chị. Đều là CN, họ đành gửi con về quê ở Phú Thọ cho ông bà nội chăm. Năm nay bé Bút 4 tuổi mà đã 3 năm sống xa bố mẹ. Chị Hiền ngân ngấn nước mắt: “Nếu để cháu ở đây mà đi gửi nhà trẻ nữa thì mỗi tháng chi phí ít nhất 2 triệu đồng, vợ chồng em không thể lo nổi. Nhớ con xót xa lắm nhưng phải chịu chứ biết sao”.
Cùng cảnh ngộ như chị Hiền còn có chị Nguyễn Thị Tuyết cũng đã gửi con về cho ông bà ở Quảng Bình. Chị ngậm ngùi: “Mình gửi cháu về cho ông bà từ khi cháu chưa đầy một tuổi. Tội lắm nhưng không gửi thì làm sao đi làm được. Gửi nhà trẻ thì vợ chồng mình không đủ tiền”.
Ngày đến trường còn xa
Những cặp vợ chồng CN trót sinh con mà không có người thân ở quê để nương nhờ lại càng khó khăn hơn. Chị Ánh và chồng có thâm niên 7 năm làm CN ở KCX Tân Thuận (Q.7). Sinh con mà không có ai phụ giúp nên chị nghỉ việc ở nhà gần 2 năm nay, vừa chăm con vừa tranh thủ may quai túi xách tại phòng trọ thuê với giá 700.000 đồng/tháng. Mỗi ngày chỉ kiếm được chừng 50.000 đồng “nhưng mình không chịu khổ, chịu khó làm thì không đủ tiền đi chợ” - chị Ánh bùi ngùi nói.
Đến các khu trọ CN khác, chúng tôi ghi nhận có rất nhiều cặp vợ chồng buộc phải gửi con ở những nhóm trẻ gia đình với điều kiện chăm sóc hết sức tạm bợ để đi làm kiếm sống. CN Phạm Thị Thanh ở KCN Bình Chiểu (Q.Thủ Đức) than thở: “Em có đứa con gái hơn 2 tuổi nhưng nhà trẻ công lập thì gửi không được vì không có hộ khẩu, nhà trẻ tư thục thu giá cao nên em đành gửi cháu ở nhóm trẻ gia đình nên sức khỏe cháu èo uột lắm, có hôm còn bị u đầu chảy máu vì té ngã do người chăm không cẩn thận, nhưng cũng không biết kêu ai”.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban Quản lý KCX-KCN TP.HCM cho biết thêm: “Hầu hết con cái CN không có điều kiện gửi vào các nhà trẻ bài bản xung quanh khu vực mình làm. Nếu không cho những nhóm trẻ gia đình tồn tại, thì CN chỉ còn cách ôm con bỏ về quê”.
Tại Cụm công nghiệp Việt Tài (Q.Bình Tân), chúng tôi đã gặp cậu bé tên Chủ tay đang cầm bọc da heo dính đầy mỡ, từ bến đò Tân Định một mình lủi thủi đi bộ về nhà trọ. Chủ thủ thỉ: “Bố mẹ con đi làm CN suốt ngày, đến tối mới về. Mỗi ngày mẹ đưa 5.000 đồng, con tự ra chợ mua thức ăn về nấu”. Chủ năm nay 13 tuổi, từng học lớp 5 ở Tam Nông (Đồng Tháp). Vì bố mẹ không đủ tiền gửi về mua sách vở nên Chủ nghỉ học giữa chừng. Cậu bé không còn đọc được chữ nên bố mẹ xin cho học lại chương trình lớp 2 ở một lớp tình thương vào ngày cuối tuần. Chúng tôi chạnh lòng khi Chủ lắc đầu hồn nhiên bảo chưa biết đến lúc nào em mới có thể đi học chính thức trở lại.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, ban đầu khi tính toán hình thành các KCX, KCN, TP chưa lường hết được số lượng CN nhập cư “khổng lồ” và tỷ lệ ngày càng tăng như hiện nay nên khâu quy hoạch đã không bố trí quỹ đất bài bản dành riêng cho hạ tầng xã hội phục vụ các nhu cầu thiết yếu của CN, đặc biệt là nhà gửi trẻ. Vì thế UBND TP đang tiếp tục vận động các KCX, KCN chưa có quy hoạch đất xây dựng hạ tầng xã hội rà soát điều chỉnh quy hoạch để có quỹ đất xây dựng các công trình tiện ích công cộng. Đối với các khu đã có quy hoạch đất, UBND TP chấp thuận cho Ban quản lý các KCX-KCN thực hiện đề án xây dựng mỗi khu một nhà trẻ cho con em CN.
Tuy nhiên, các đơn vị liên quan mới đang tiến hành làm thủ tục nên hiện chưa thể xác định thời điểm cụ thể bao giờ sẽ hoàn thành. Ngày đến trường của con CN vì thế vẫn còn xa vời vợi.
Xa cách tình mẫu tử
Chúng tôi có dịp làm quen với cặp vợ chồng Nguyễn Thanh Tuyền (29 tuổi, quê Cần Thơ) và Nguyễn Duy Bính (27 tuổi, quê Nghệ An) tại một quán cơm bình dân ở gần Cụm công nghiệp Việt Tài (Q.Bình Tân, TP.HCM). Trên bốn bức tường nơi căn phòng trọ của cặp vợ chồng này dán đầy ảnh một cậu bé trai kháu khỉnh chừng 6 tuổi, nhưng nhìn kỹ thì trong phòng không hề có một vật dụng gì của trẻ nhỏ. Tuyền giải thích với giọng buồn buồn: “Con trai em đó anh, nhưng giờ đang gửi ông bà nội nuôi ở quê”.
Quyết xây nhà trẻ cho con Công nhân Tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ban Tuyên giáo T.Ư về tình hình đời sống CN trên địa bàn TP.HCM vào đầu tháng 10.2011, Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết, hiện TP đã chấp thuận đề án xây dựng nhà trẻ cho con CN của Ban Quản lý các KCX-KCN TP. Ban quản lý đã giới thiệu được đất để xây dựng nhà trẻ tại KCX Linh Trung 2, KCN Vĩnh Lộc, đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà trẻ tiếp theo tại KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung 1. "Có nhà giữ trẻ để CN an tâm làm việc là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng, lãnh đạo TP đã đồng ý chủ trương và sẽ tìm mọi cách để xây dựng. Khó mấy cũng phải làm” - ông Thuận khẳng định. |
Tuyền kể lên TP.HCM làm công nhân (CN) may mặc đã gần 10 năm. Khi vợ sinh con, Bính cật lực tăng ca nhưng vẫn không đủ tiền thuê trọ, mua thêm thức ăn, sữa uống cho con vì đồng lương vỏn vẹn chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng. “Ở quê cũng nghèo, không có tiền của gì để phụ thêm nên ông bà nội bảo vợ chồng em đưa cháu về nuôi giúp được ngày nào hay ngày nấy. Dù sao thì ở quê cũng đỡ tốn kém hơn, chứ em giữ con lại thì không có nơi gửi trẻ và quan trọng là cũng không có tiền để lo. Em không biết tính sao nên nghe theo lời ông bà để vợ chồng có thời gian đi làm kiếm thêm tiền gửi về quê”, Tuyền kể mà mắt rưng rưng. Tình mẫu tử xa cách, dù nhớ con có khi đến phát khóc nhưng bình quân cứ 2 năm, vợ chồng Tuyền mới ra Nghệ An thăm con một lần vào dịp tết. Hễ tan ca về nhà là hai người cứ ngồi nhìn con trong ảnh để đỡ nhớ.
Thâm nhập vào các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi nhận thấy hoàn cảnh như vợ chồng Tuyền không phải là hiếm. Theo kết quả khảo sát mới đây của TP.HCM, có đến hơn 64% số CN được khảo sát bày tỏ nhu cầu cần thiết nhất là có nơi giữ trẻ.
Trong căn phòng ọp ẹp rộng chừng 16m2, chị Đặng Thị Hiền (24 tuổi, CN Công ty Kollan, thuộc KCX Linh Trung) vừa lặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều vừa kể về bé Bút, con trai chị. Đều là CN, họ đành gửi con về quê ở Phú Thọ cho ông bà nội chăm. Năm nay bé Bút 4 tuổi mà đã 3 năm sống xa bố mẹ. Chị Hiền ngân ngấn nước mắt: “Nếu để cháu ở đây mà đi gửi nhà trẻ nữa thì mỗi tháng chi phí ít nhất 2 triệu đồng, vợ chồng em không thể lo nổi. Nhớ con xót xa lắm nhưng phải chịu chứ biết sao”.
Cùng cảnh ngộ như chị Hiền còn có chị Nguyễn Thị Tuyết cũng đã gửi con về cho ông bà ở Quảng Bình. Chị ngậm ngùi: “Mình gửi cháu về cho ông bà từ khi cháu chưa đầy một tuổi. Tội lắm nhưng không gửi thì làm sao đi làm được. Gửi nhà trẻ thì vợ chồng mình không đủ tiền”.
Chị Ánh phải nghỉ việc ở nhà chăm con - Ảnh: Đình Phú |
Những cặp vợ chồng CN trót sinh con mà không có người thân ở quê để nương nhờ lại càng khó khăn hơn. Chị Ánh và chồng có thâm niên 7 năm làm CN ở KCX Tân Thuận (Q.7). Sinh con mà không có ai phụ giúp nên chị nghỉ việc ở nhà gần 2 năm nay, vừa chăm con vừa tranh thủ may quai túi xách tại phòng trọ thuê với giá 700.000 đồng/tháng. Mỗi ngày chỉ kiếm được chừng 50.000 đồng “nhưng mình không chịu khổ, chịu khó làm thì không đủ tiền đi chợ” - chị Ánh bùi ngùi nói.
Đến các khu trọ CN khác, chúng tôi ghi nhận có rất nhiều cặp vợ chồng buộc phải gửi con ở những nhóm trẻ gia đình với điều kiện chăm sóc hết sức tạm bợ để đi làm kiếm sống. CN Phạm Thị Thanh ở KCN Bình Chiểu (Q.Thủ Đức) than thở: “Em có đứa con gái hơn 2 tuổi nhưng nhà trẻ công lập thì gửi không được vì không có hộ khẩu, nhà trẻ tư thục thu giá cao nên em đành gửi cháu ở nhóm trẻ gia đình nên sức khỏe cháu èo uột lắm, có hôm còn bị u đầu chảy máu vì té ngã do người chăm không cẩn thận, nhưng cũng không biết kêu ai”.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban Quản lý KCX-KCN TP.HCM cho biết thêm: “Hầu hết con cái CN không có điều kiện gửi vào các nhà trẻ bài bản xung quanh khu vực mình làm. Nếu không cho những nhóm trẻ gia đình tồn tại, thì CN chỉ còn cách ôm con bỏ về quê”.
Tại Cụm công nghiệp Việt Tài (Q.Bình Tân), chúng tôi đã gặp cậu bé tên Chủ tay đang cầm bọc da heo dính đầy mỡ, từ bến đò Tân Định một mình lủi thủi đi bộ về nhà trọ. Chủ thủ thỉ: “Bố mẹ con đi làm CN suốt ngày, đến tối mới về. Mỗi ngày mẹ đưa 5.000 đồng, con tự ra chợ mua thức ăn về nấu”. Chủ năm nay 13 tuổi, từng học lớp 5 ở Tam Nông (Đồng Tháp). Vì bố mẹ không đủ tiền gửi về mua sách vở nên Chủ nghỉ học giữa chừng. Cậu bé không còn đọc được chữ nên bố mẹ xin cho học lại chương trình lớp 2 ở một lớp tình thương vào ngày cuối tuần. Chúng tôi chạnh lòng khi Chủ lắc đầu hồn nhiên bảo chưa biết đến lúc nào em mới có thể đi học chính thức trở lại.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, ban đầu khi tính toán hình thành các KCX, KCN, TP chưa lường hết được số lượng CN nhập cư “khổng lồ” và tỷ lệ ngày càng tăng như hiện nay nên khâu quy hoạch đã không bố trí quỹ đất bài bản dành riêng cho hạ tầng xã hội phục vụ các nhu cầu thiết yếu của CN, đặc biệt là nhà gửi trẻ. Vì thế UBND TP đang tiếp tục vận động các KCX, KCN chưa có quy hoạch đất xây dựng hạ tầng xã hội rà soát điều chỉnh quy hoạch để có quỹ đất xây dựng các công trình tiện ích công cộng. Đối với các khu đã có quy hoạch đất, UBND TP chấp thuận cho Ban quản lý các KCX-KCN thực hiện đề án xây dựng mỗi khu một nhà trẻ cho con em CN.
Tuy nhiên, các đơn vị liên quan mới đang tiến hành làm thủ tục nên hiện chưa thể xác định thời điểm cụ thể bao giờ sẽ hoàn thành. Ngày đến trường của con CN vì thế vẫn còn xa vời vợi.
No comments:
Post a Comment