http://tiembao.multiply.com/journal/item/380/380
Tác giả: Trần Đình Bá
Giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm trở thành một sân golf, là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT. Quyền riêng tư của mọi công dân được chơi các loại hình thể thao trong thời gian tự do cá nhân là theo luật định, song việc yêu cầu quan chức và nhân viên văn phòng Bộ GTVT không chơi golf trong thời điểm hiện nay có lẽ cũng có căn nguyên của nó.
Theo tôi, không phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ muốn để cán bộ thuộc quyền tập trung thời gian, trí tuệ cho việc giải quyết khó khăn của Bộ GTVT trong thời kỳ "chuyển mùa" mà còn vì một lý do khác mang tầm quốc gia !
Xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường?
Đánh golf một loại hình thể thao có xuất xứ từ nước ngoài trước đây thường dành cho giới quý tộc. Nay thú chơi này cũng đang thịnh hành ở nước ta tới mức, hàng chục triệu hec ta đất nông nghiệp "bờ xôi ruộng mật" cũng biến thành sân golf. Nguốn lợi mang về là thu hút khách du lịch trên thế giới, làm lợi cho các chủ đầu tư, các địa phương có thêm nguồn lợi từ thuế kinh doanh.
Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị "choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về chuyện "biến" sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới.
Không chỉ ở Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) mà Gia Lâm (Hà Nội), một trong những sân bay có bề dày lịch sử, là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam cũng đang biến thành.... sân golf. Trả lời phỏng vấn báo giới, Cục phó Cục Hàng không trả lời rằng "xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường".
Còn vị Cục trưởng thì nói rằng "tôi không hề hay biết" càng gây sốc dư luận. Vậy thì Cục Hàng không đang làm gì?
Trên thế giới, các đô thị trên 5 triệu dân đã có 2 và thậm chí có nhiều sân bay. Vậy mà cho đến nay TP Hồ Chí Minh đã có 8 triệu dân, trở thành một trong top 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới mà chỉ có duy nhất một sân bay Tân Sơn Nhất làm chức năng của một sân bay quốc tế và quốc nội.
Nó không chỉ phục vụ cho 8 triệu dân TP mà cả một vùng xung quanh gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, nam Tây Nguyên..... với dân số lên đến 40 triệu dân. Còn Hà Nội, duy nhất chỉ có một sân bay Nội Bài vừa làm chức năng quốc tế, quốc nội cho 6 triệu dân Thủ đô, lại còn gánh thêm 20 triệu dân của các vùng đồng bằng bắc bộ.
Khi các quan chức nghiện chơi golf
Thật kỳ lạ, giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm để trở thành một sân golf là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT.
Giữa lúc bài toán giao thông nước ta chưa có lối thoát do thiếu vốn, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có đủ phương tiện giao thông công cộng cho nhân dân đi lại hàng ngày, thì Cục Hàng không Việt Nam và Viện Quy hoạch Bộ GTVT lại tham mưu Chính phủ về dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Sau khi hoàn thành, sân bay này sẽ trở thành sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất thế giới với công suất 100 triệu hàng khách /năm, với vốn vay ODA lên tới 20 tỷ USD
Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay?
Trả trả lời phỏng vấn của báo giới về mục đích sử dụng của sân golf, chủ đầu tư dự án đã trung thực trả lời: "Làm sân golf trong sân bay để cho các quan chức Nhà nước đi lại chơi cho thuận tiện!" (?)
Tướng mạnh phải có binh hùng
Có rất nhiều người ủng hộ tác phong làm việc của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và cũng có những người hoài nghi. Điều đó cũng là lẽ thường tình.
Đã có những tiến sỹ làm việc "hai mang" cho Bộ GTVT và tư vấn cho cả người nước ngoài, mới hôm qua "hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu", hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí, cực đoan.
Cũng vẫn còn có những quan chức GTVT tâm đắc với ý tưởng "VN có chỉ số IQ cao" phải có một sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, với vốn vay 20 tỷ USD để đón đầu ...và "xây sân golf trong sân bay là một sáng tạo không ngờ"
Nghĩ lại nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới đau lòng làm sao. Giá như chúng ta bớt đi một chút bốc đồng "nhất thế giới" để chỉ cần một tỷ USD thôi, chúng ta sẽ có 20000 chiếc xe buyt 2 tầng, chạy trên các tuyến phố để cho "các bà mẹ đi chợ, các em đi học ..." cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Huống hồ là tham vọng vay 20 tỷ USD bằng vốn ODA cho một sân bay trung chuyển cho thế giới
Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành "nỗi nhục quốc thể" khiến Bộ trưởng phải ra tay "trảm tướng" và dọa kỷ luật cả Cục trưởng Hàng không ...
Và nay, Bộ trưởng yêu cầu các quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong ngày nghỉ, âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện Tư lệnh toàn quyền "trảm tướng", "sân bay quốc tế thành sân golf" và "cấm chơi golf đối với quan chức GTVT ..." cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc.
Là tướng tư lệnh chiến trường giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ nhiều hướng và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội trước bức tranh hỗn loạn giao thông.
Việc làm của ông lúc này là chấn chỉnh lại đội ngũ cấp dưới thuộc quyền vốn đã có nhiều năm quan liêu, trì trệ bỏ bê nhiệm vụ chính trị, đắm mình trong những sân golf , để xảy ra những vụ việc tai tiếng như PMU18, Vinashin, CPI, sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm họa tàu S1, E1...
Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ trưởng GTVT là việc làm nội bộ, là "rèn binh" xứng đáng được toàn xã hội cổ súy.
Đó liệu có phải là tín hiệu tích cực báo trước của một cuộc cách mạng về GTVT mà người dân đang mong mỏi?
Theo tôi, không phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ muốn để cán bộ thuộc quyền tập trung thời gian, trí tuệ cho việc giải quyết khó khăn của Bộ GTVT trong thời kỳ "chuyển mùa" mà còn vì một lý do khác mang tầm quốc gia !
Xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường?
Đánh golf một loại hình thể thao có xuất xứ từ nước ngoài trước đây thường dành cho giới quý tộc. Nay thú chơi này cũng đang thịnh hành ở nước ta tới mức, hàng chục triệu hec ta đất nông nghiệp "bờ xôi ruộng mật" cũng biến thành sân golf. Nguốn lợi mang về là thu hút khách du lịch trên thế giới, làm lợi cho các chủ đầu tư, các địa phương có thêm nguồn lợi từ thuế kinh doanh.
Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị "choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về chuyện "biến" sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới.
Không chỉ ở Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) mà Gia Lâm (Hà Nội), một trong những sân bay có bề dày lịch sử, là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam cũng đang biến thành.... sân golf. Trả lời phỏng vấn báo giới, Cục phó Cục Hàng không trả lời rằng "xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường".
Còn vị Cục trưởng thì nói rằng "tôi không hề hay biết" càng gây sốc dư luận. Vậy thì Cục Hàng không đang làm gì?
Trên thế giới, các đô thị trên 5 triệu dân đã có 2 và thậm chí có nhiều sân bay. Vậy mà cho đến nay TP Hồ Chí Minh đã có 8 triệu dân, trở thành một trong top 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới mà chỉ có duy nhất một sân bay Tân Sơn Nhất làm chức năng của một sân bay quốc tế và quốc nội.
Nó không chỉ phục vụ cho 8 triệu dân TP mà cả một vùng xung quanh gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, nam Tây Nguyên..... với dân số lên đến 40 triệu dân. Còn Hà Nội, duy nhất chỉ có một sân bay Nội Bài vừa làm chức năng quốc tế, quốc nội cho 6 triệu dân Thủ đô, lại còn gánh thêm 20 triệu dân của các vùng đồng bằng bắc bộ.
|
Sân golf Tân Sơn Nhất nằm sát vòng lượn hạ cánh của máy bay |
Thật kỳ lạ, giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm để trở thành một sân golf là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT.
Giữa lúc bài toán giao thông nước ta chưa có lối thoát do thiếu vốn, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có đủ phương tiện giao thông công cộng cho nhân dân đi lại hàng ngày, thì Cục Hàng không Việt Nam và Viện Quy hoạch Bộ GTVT lại tham mưu Chính phủ về dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Sau khi hoàn thành, sân bay này sẽ trở thành sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất thế giới với công suất 100 triệu hàng khách /năm, với vốn vay ODA lên tới 20 tỷ USD
Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay?
Trả trả lời phỏng vấn của báo giới về mục đích sử dụng của sân golf, chủ đầu tư dự án đã trung thực trả lời: "Làm sân golf trong sân bay để cho các quan chức Nhà nước đi lại chơi cho thuận tiện!" (?)
Tướng mạnh phải có binh hùng
Có rất nhiều người ủng hộ tác phong làm việc của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và cũng có những người hoài nghi. Điều đó cũng là lẽ thường tình.
Đã có những tiến sỹ làm việc "hai mang" cho Bộ GTVT và tư vấn cho cả người nước ngoài, mới hôm qua "hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu", hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí, cực đoan.
Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay? |
Nghĩ lại nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới đau lòng làm sao. Giá như chúng ta bớt đi một chút bốc đồng "nhất thế giới" để chỉ cần một tỷ USD thôi, chúng ta sẽ có 20000 chiếc xe buyt 2 tầng, chạy trên các tuyến phố để cho "các bà mẹ đi chợ, các em đi học ..." cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Huống hồ là tham vọng vay 20 tỷ USD bằng vốn ODA cho một sân bay trung chuyển cho thế giới
Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành "nỗi nhục quốc thể" khiến Bộ trưởng phải ra tay "trảm tướng" và dọa kỷ luật cả Cục trưởng Hàng không ...
Và nay, Bộ trưởng yêu cầu các quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong ngày nghỉ, âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện Tư lệnh toàn quyền "trảm tướng", "sân bay quốc tế thành sân golf" và "cấm chơi golf đối với quan chức GTVT ..." cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc.
Là tướng tư lệnh chiến trường giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ nhiều hướng và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội trước bức tranh hỗn loạn giao thông.
Việc làm của ông lúc này là chấn chỉnh lại đội ngũ cấp dưới thuộc quyền vốn đã có nhiều năm quan liêu, trì trệ bỏ bê nhiệm vụ chính trị, đắm mình trong những sân golf , để xảy ra những vụ việc tai tiếng như PMU18, Vinashin, CPI, sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm họa tàu S1, E1...
Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ trưởng GTVT là việc làm nội bộ, là "rèn binh" xứng đáng được toàn xã hội cổ súy.
Đó liệu có phải là tín hiệu tích cực báo trước của một cuộc cách mạng về GTVT mà người dân đang mong mỏi?
No comments:
Post a Comment