http://tiembao.multiply.com/journal/item/377/377
Chuyện xưa như trái đất, niềm tin chỉ được gây dựng bởi hành động và hiệu quả thiết thực, những ai thường sáng tác niềm tin kẻ đó mắc bệnh tự sướng, một triệu chứng của bệnh hoang tưởng. Ấy vậy mà ở ta không thiếu nơi vẫn thường sáng tác ra niềm tin, gây ra nhiều tấn bi hài cười ra nước mắt.
Nhìn rõ nhất là bên ngành giáo dục, sau hai, ba năm “ nói không với tiêu cực” thì giáo dục càng sút kém nghiêm trọng hơn. Xưa chưa “ nói không với tiêu cực” tỉ lệ tốt nghiệp còn được 60-70%, giờ “nói không” tỉ lệ tốt nghiệp tụt xuống chỉ còn 30-40%, có trường đạt tỉ lệ 0%. Đáng lẽ phải lấy đó làm mừng khi thấy thầy trò trong toàn ngành “nói không” thật, chả phải “ nói không” giả đò. Từ cái căn bản nói thật làm thật này mà ngành giáo dục dấn bước đi lên, cuộc đi lên chắc chắn sẽ gian lao nhưng tất yếu sẽ thành công nếu kiên trì đi đúng hướng và bài bản.
Tiếc thay ngành giáo dục đã không biết kiên trì, không dám kiên trì đã vội vàng trở về sáng tác niềm tin theo kiểu “nói dzậy mà không phải dzậy”. Kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp lên đến trên 90%, nhiều trường đạt 100%, nhiều trường trước đó chỉ 20-30% đều nhất loạt trên 80- 90 %. Tưởng rằng niềm tin khi đó sẽ chói lòa, ai ngờ chính điều đó đã làm cho dân chúng thất vọng nhất. Trăm sự chỉ vì Bộ GD&ĐT thấy gây dựng niềm tin vất vả quá, lâu dài quá nên đã vội vàng sáng tác niềm tin.
Chả riêng gì ngành giáo dục, ở đâu cũng vậy cả. Rõ nhất là công cuộc chống tham nhũng của chúng ta. Xác định tham nhũng là quốc nạn, mọi ngành mọi nghề đều giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Không một bản báo cáo nào không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng và thể hiện quyết tâm cao quét sạch tệ nạn này. Những hơi ôi, các chống thì tham nhũng càng lây lan, càng bệnh trướng, quốc nạn vẫn hoàn quốc nạn, khiến nhiều người cho rằng tham nhũng là tứ chứng nan y rất khó chống, nói thẳng là không thể chống nếu vẫn để nguyên “cơ chế chống” như cũ. Chính Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã lên tiếng, rằng “không thể để chủ tịch tỉnh làm trưởng ban chống tham nhũng” là một trong những yếu điểm của cái “ cơ chế chống” lạc hậu này.
Đang khi việc chống tham nhũng như “ một câu hỏi lớn không lời đáp” thì Chính phủ vừa báo cáo trước Quốc hội “số người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý ít hơn năm trước 17 trường hợp (năm trước có 84 trường hợp)…. “ số vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện và xử lý cũng… giảm dần, năm sau ít hơn năm trước. Thêm nữa là số bị cáo bị kết tội tham nhũng với mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng… giảm.” ( Theo nhà báo Phan Lợi)
Rứa là vui hay buồn? Bảo rằng vui thì rất vui, tình hình này chắc chỉ một hai năm nữa tham nhũng sẽ tiêu tan, “từ ngày hôm nay chỉ còn lại tiếng ca”, Đất nước trọn niềm vui, sướng quá sướng quá. Nhưng nếu biết “đa số các báo cáo của bộ, ngành địa phương với Chính phủ đều thể hiện không có trường hợp nào tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ” thì người ta lo lắm, sợ lắm. Lo rằng các bộ, ngành, địa phương đang đua nhau “sáng tác niềm tin” gửi về Chính phủ. Sợ răng Chính phủ, Quốc hội tin vào những sáng tác kia. Lo toát mồ hôi, sợ dựng tóc gáy!
Chuyện xưa như trái đất, niềm tin chỉ được gây dựng bởi hành động và hiệu quả thiết thực, những ai thường sáng tác niềm tin kẻ đó mắc bệnh tự sướng, một triệu chứng của bệnh hoang tưởng. Ấy vậy mà ở ta không thiếu nơi vẫn thường sáng tác ra niềm tin, gây ra nhiều tấn bi hài cười ra nước mắt.
Nhìn rõ nhất là bên ngành giáo dục, sau hai, ba năm “ nói không với tiêu cực” thì giáo dục càng sút kém nghiêm trọng hơn. Xưa chưa “ nói không với tiêu cực” tỉ lệ tốt nghiệp còn được 60-70%, giờ “nói không” tỉ lệ tốt nghiệp tụt xuống chỉ còn 30-40%, có trường đạt tỉ lệ 0%. Đáng lẽ phải lấy đó làm mừng khi thấy thầy trò trong toàn ngành “nói không” thật, chả phải “ nói không” giả đò. Từ cái căn bản nói thật làm thật này mà ngành giáo dục dấn bước đi lên, cuộc đi lên chắc chắn sẽ gian lao nhưng tất yếu sẽ thành công nếu kiên trì đi đúng hướng và bài bản.
Tiếc thay ngành giáo dục đã không biết kiên trì, không dám kiên trì đã vội vàng trở về sáng tác niềm tin theo kiểu “nói dzậy mà không phải dzậy”. Kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp lên đến trên 90%, nhiều trường đạt 100%, nhiều trường trước đó chỉ 20-30% đều nhất loạt trên 80- 90 %. Tưởng rằng niềm tin khi đó sẽ chói lòa, ai ngờ chính điều đó đã làm cho dân chúng thất vọng nhất. Trăm sự chỉ vì Bộ GD&ĐT thấy gây dựng niềm tin vất vả quá, lâu dài quá nên đã vội vàng sáng tác niềm tin.
Chả riêng gì ngành giáo dục, ở đâu cũng vậy cả. Rõ nhất là công cuộc chống tham nhũng của chúng ta. Xác định tham nhũng là quốc nạn, mọi ngành mọi nghề đều giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Không một bản báo cáo nào không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng và thể hiện quyết tâm cao quét sạch tệ nạn này. Những hơi ôi, các chống thì tham nhũng càng lây lan, càng bệnh trướng, quốc nạn vẫn hoàn quốc nạn, khiến nhiều người cho rằng tham nhũng là tứ chứng nan y rất khó chống, nói thẳng là không thể chống nếu vẫn để nguyên “cơ chế chống” như cũ. Chính Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã lên tiếng, rằng “không thể để chủ tịch tỉnh làm trưởng ban chống tham nhũng” là một trong những yếu điểm của cái “ cơ chế chống” lạc hậu này.
Đang khi việc chống tham nhũng như “ một câu hỏi lớn không lời đáp” thì Chính phủ vừa báo cáo trước Quốc hội “số người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý ít hơn năm trước 17 trường hợp (năm trước có 84 trường hợp)…. “ số vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện và xử lý cũng… giảm dần, năm sau ít hơn năm trước. Thêm nữa là số bị cáo bị kết tội tham nhũng với mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng… giảm.” ( Theo nhà báo Phan Lợi)
Rứa là vui hay buồn? Bảo rằng vui thì rất vui, tình hình này chắc chỉ một hai năm nữa tham nhũng sẽ tiêu tan, “từ ngày hôm nay chỉ còn lại tiếng ca”, Đất nước trọn niềm vui, sướng quá sướng quá. Nhưng nếu biết “đa số các báo cáo của bộ, ngành địa phương với Chính phủ đều thể hiện không có trường hợp nào tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ” thì người ta lo lắm, sợ lắm. Lo rằng các bộ, ngành, địa phương đang đua nhau “sáng tác niềm tin” gửi về Chính phủ. Sợ răng Chính phủ, Quốc hội tin vào những sáng tác kia. Lo toát mồ hôi, sợ dựng tóc gáy!
No comments:
Post a Comment