Trước đây nhắc đến thị trường liên NH vấn đề được quan tâm nhất là lãi suất. Bởi lẽ có thời điểm lãi suất ở thị trường này tăng vọt lên 30-40%/năm, không thua gì lãi suất tín dụng “đen”
Phân hóa giàu nghèo
Trưởng phòng nguồn vốn một NH cổ phần cho biết thị trường liên NH thời gian gần đây đã có sự biến tướng và xuất hiện nhiều sự việc “lạ lùng” chưa từng xảy ra. Cụ thể, nếu trước đây thị trường có kẹt vốn thì lãi suất tăng lên, trong đó lãi suất chào bán (ask rate) và lãi suất chào mua (bid rate) ở từng NHTM chênh lệch cao lắm cũng 2-3%/năm.
Thứ ba, nhóm NHTM trung bình được vay tín chấp lãi suất 17-20%/năm.
Thứ tư, nhóm NHTM thường xuyên mất thanh khoản lãi suất chào bán phải 30-40%/năm nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp.
Nhìn vào sự phân tầng này có thể thấy với nhóm đầu tiên dù được vay tín chấp với lãi suất rẻ, nhưng do thừa vốn nên tất yếu họ thường là chủ nợ. Nhóm NHTM thứ 4 dù lãi suất vay cao 30-40%/năm nhưng họ vẫn sẵn sàng vay, trong khi các chủ nợ lại rất ngại cho nhóm này vay nên đưa ra yêu sách thế chấp với nhiều điều kiện khác.
Rõ ràng cơ chế lãi suất liên NH hiện nay đang dẫn đến tình trạng NHTM lớn “bắt chẹt” NHTM nhỏ, thậm chí có trường hợp vừa mới giao dịch xong NHTM lớn yêu cầu tất toán trước hạn, NHTM nhỏ cũng phải “ngậm bồ hòn” làm theo.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến việc lạ lùng này xuất phát từ sự mất uy tín của một số NHTM trên thị trường. Cụ thể, trên thị trường liên NH “chủ nợ” không phải chỉ là những NHTM lớn mà còn những NHTM nhỏ và vừa.
Đơn cử, NH A. là NHTM bậc trung và nhỏ có thời điểm thừa thanh khoản tạm thời nên mang cho vay trên liên NH kiếm lợi. Gặp phải NH B. bị mất thanh khoản nên đến kỳ hạn không xoay vốn kịp để trả nợ cho NH A.. Việc khất nợ của NH B. vô tình đẩy NH A. vào thế khó về thanh khoản nên đành đi vay nóng lãi suất cao ở NH C..
Và cũng do NH B. cũng chưa trả nên NH A. tiếp tục khất nợ NH C.. Kiểu khất nợ dây chuyền này không chỉ làm cho lãi suất liên NH tăng vọt làm cho thị trường này trở thành “chợ đen” cả nghĩa lãi suất lẫn quan hệ giao dịch.
Nguồn tin riêng của ĐTTC cho biết thậm chí có “con nợ” là NHTM nhỏ bị chủ nợ gây áp lực bằng nhiều cách nhưng vẫn chây ỳ trả nợ, không đưa ra một thời hạn trả nợ cụ thể mà còn “thách” chủ nợ đi kiện.
Vai trò của NHNN?
Theo quy định, các giao dịch liên NH cuối ngày phải báo cáo về NHNN. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của các NHTM lên NHNN không phải lúc nào cũng chính xác.
Nhiều người cho rằng đó là giải pháp chủ động của các NHTM nhỏ trong thế khó. Nhưng theo nguồn tin riêng của ĐTTC, sở dĩ các NHTM lớn làm vậy là theo chỉ đạo của NHNN yêu cầu hỗ trợ thanh khoản các NHTM nhỏ và khó có thể biết điều kiện kèm theo của việc hỗ trợ này là gì?
Trong quá trình kinh doanh không phải NHTM nào cũng chủ động và tuyệt đối bảo đảm về thanh khoản, nên thị trường liên NH vẫn rất cần thiết. Nhưng việc yêu cầu thế chấp cũng như phòng thủ thái quá của một số NHTM lớn kéo dài sẽ dẫn đến tiền lệ xấu cho thị trường tiền tệ.
Bởi khi đó nó sẽ phát đi một tín hiệu rằng một thị trường vốn trước đây có độ tin cậy cao như thị trường liên NH giờ đây cũng đang có sự rủi ro, đánh đồng với tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, gây tác động tiêu cực đến tâm lý và niềm tin của thị trường.
Trưởng phòng nguồn vốn một NH cổ phần cho biết thị trường liên NH thời gian gần đây đã có sự biến tướng và xuất hiện nhiều sự việc “lạ lùng” chưa từng xảy ra. Cụ thể, nếu trước đây thị trường có kẹt vốn thì lãi suất tăng lên, trong đó lãi suất chào bán (ask rate) và lãi suất chào mua (bid rate) ở từng NHTM chênh lệch cao lắm cũng 2-3%/năm.
Nhưng hiện nay lãi suất liên NH đã có sự phân tầng quá lớn, dẫn đến một sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trên thị trường này. Cụ thể, lãi suất liên NH đang được chia làm 4 cấp độ:
Thứ nhất, ở nhóm thuộc G12 +1 và G5+1 là những NHTM có thế mạnh về vốn, lãi suất chào mua, bán rất rẻ, cao lắm cũng 12-13%/năm kỳ hạn tuần.
Thứ hai, nhóm NHTM tương đối ổn định sẽ được chào lãi suất mua bán 16-17%/năm và được vay tín chấp.Thứ ba, nhóm NHTM trung bình được vay tín chấp lãi suất 17-20%/năm.
Thứ tư, nhóm NHTM thường xuyên mất thanh khoản lãi suất chào bán phải 30-40%/năm nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp.
Nhìn vào sự phân tầng này có thể thấy với nhóm đầu tiên dù được vay tín chấp với lãi suất rẻ, nhưng do thừa vốn nên tất yếu họ thường là chủ nợ. Nhóm NHTM thứ 4 dù lãi suất vay cao 30-40%/năm nhưng họ vẫn sẵn sàng vay, trong khi các chủ nợ lại rất ngại cho nhóm này vay nên đưa ra yêu sách thế chấp với nhiều điều kiện khác.
Rõ ràng cơ chế lãi suất liên NH hiện nay đang dẫn đến tình trạng NHTM lớn “bắt chẹt” NHTM nhỏ, thậm chí có trường hợp vừa mới giao dịch xong NHTM lớn yêu cầu tất toán trước hạn, NHTM nhỏ cũng phải “ngậm bồ hòn” làm theo.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến việc lạ lùng này xuất phát từ sự mất uy tín của một số NHTM trên thị trường. Cụ thể, trên thị trường liên NH “chủ nợ” không phải chỉ là những NHTM lớn mà còn những NHTM nhỏ và vừa.
Đơn cử, NH A. là NHTM bậc trung và nhỏ có thời điểm thừa thanh khoản tạm thời nên mang cho vay trên liên NH kiếm lợi. Gặp phải NH B. bị mất thanh khoản nên đến kỳ hạn không xoay vốn kịp để trả nợ cho NH A.. Việc khất nợ của NH B. vô tình đẩy NH A. vào thế khó về thanh khoản nên đành đi vay nóng lãi suất cao ở NH C..
Và cũng do NH B. cũng chưa trả nên NH A. tiếp tục khất nợ NH C.. Kiểu khất nợ dây chuyền này không chỉ làm cho lãi suất liên NH tăng vọt làm cho thị trường này trở thành “chợ đen” cả nghĩa lãi suất lẫn quan hệ giao dịch.
Nguồn tin riêng của ĐTTC cho biết thậm chí có “con nợ” là NHTM nhỏ bị chủ nợ gây áp lực bằng nhiều cách nhưng vẫn chây ỳ trả nợ, không đưa ra một thời hạn trả nợ cụ thể mà còn “thách” chủ nợ đi kiện.
Vai trò của NHNN?
Theo quy định, các giao dịch liên NH cuối ngày phải báo cáo về NHNN. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của các NHTM lên NHNN không phải lúc nào cũng chính xác.
Một quan chức Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết có NHTM tỷ lệ cho vay liên NH trong ngày là 0% nhưng thực tế NH này đã cho vay liên NH cả ngàn tỷ đồng. Việc này cho thấy sự “lũng đoạn” của thị trường liên NH vẫn diễn ra ngoài tầm kiểm soát của NHNN.
Gần đây, khi thị trường liên NH xuất hiện những tín hiệu tiêu cực về lòng tin giữa các NHTM, dẫn đến nhiều NHTM lớn “thủ thế” làm NHTM nhỏ rơi vào thế bế tắc thanh khoản. Đã có một vài NHTM lớn công bố ký hợp tác chiến lược hỗ trợ tái cấp vốn hàng ngàn tỷ đồng cho 1-2 NHTM nhỏ.Nhiều người cho rằng đó là giải pháp chủ động của các NHTM nhỏ trong thế khó. Nhưng theo nguồn tin riêng của ĐTTC, sở dĩ các NHTM lớn làm vậy là theo chỉ đạo của NHNN yêu cầu hỗ trợ thanh khoản các NHTM nhỏ và khó có thể biết điều kiện kèm theo của việc hỗ trợ này là gì?
Trong quá trình kinh doanh không phải NHTM nào cũng chủ động và tuyệt đối bảo đảm về thanh khoản, nên thị trường liên NH vẫn rất cần thiết. Nhưng việc yêu cầu thế chấp cũng như phòng thủ thái quá của một số NHTM lớn kéo dài sẽ dẫn đến tiền lệ xấu cho thị trường tiền tệ.
Bởi khi đó nó sẽ phát đi một tín hiệu rằng một thị trường vốn trước đây có độ tin cậy cao như thị trường liên NH giờ đây cũng đang có sự rủi ro, đánh đồng với tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, gây tác động tiêu cực đến tâm lý và niềm tin của thị trường.
Đã có nhiều quan điểm cho rằng vai trò của NHNN cần đặt ra trong việc tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các NHTM, đồng thời tái định vị lại thị trường liên NH, trong đó cần tạo khuôn khổ và hành lang pháp lý chặt chẽ cho thị trường liên NH đảm bảo tính ổn định và giá trị của thị trường, thay vì để các NHTM tự “sát phạt” nhau.
Những diễn biến xảy ra trên thị trường liên NH gần đây không nằm ngoài chủ đích của NHNN muốn “thử thuốc” thông qua thị trường này để “lộ mặt” những NHTM bị “bệnh”, từ đó NHNN sẽ có “đơn thuốc” cho từng “con bệnh”. Theo nguyên tắc để đảm bảo thanh khoản NHTM không nên cho vay quá 50% vốn huy động, nhưng thực tế thời gian qua có nhiều NHTM nhỏ muốn đạt chỉ tiêu lợi nhuận nhanh nên tăng nhanh dư nợ, huy động ít nhưng cho vay nhiều dẫn đến luôn căng thẳng về thanh khoản. Vì vậy, qua cách hành xử nhau trên thị trường liên NH cũng là cơ hội để NHNN giải quyết dứt điểm những “con bệnh” của thị trường tiền tệ. Th.S PHAN THANH HẢI Chuyên gia ngân hàng |
Theo Thanh Thư
Sài gòn đầu tư
No comments:
Post a Comment