Wednesday, November 9, 2011

Tường Berlin: Biểu tượng Chiến Tranh Lạnh và sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản

 Posted on


Thái Phục Nhĩ (danlambao) - Kính gửi Danlambao, Chúng tôi viết bài sau nhân sắp tới ngày Tường Berlin sụp đổ 9-11. Bức tường này là biểu tượng của Chiến Tranh Lạnh, sự sụp đổ của nó cũng đánh dấu sự phá sản của chế độ cộng sản ở LB Soviet và châu Âu. Chúng tôi đang viết loạt bài về Chiến Tranh Lạnh, vì nhiều tài liệu và bài dài quá, nên chúng tôi trích ra đây viết riêng về Tường Berlin cho kịp lễ kỉ niệm ngày đó tại Đức. Kính mong DLB đăng cho độc giả gần xa cùng biết.
Chào thân ái,

Thái Phục Nhĩ

Kỉ niệm ngày Tường Berlin sụp đổ: 9 tháng Mười MộtThế Chiến II làm thay đổi trật tự quyền lực của thế giới. Đế quốcthuộc địa của các nước phương Tây như Anh, Phá, Hà Lan tan rã, quyềnlực rơi vào hai nước lớn: Mĩ và Liên Bang Soviet. Hai thế lực này vốnđối nghịch nhau về ý thức hệ, nhưng trong chiến tranh tạm gác qua mọixích mích để đánh phe Trục. Sau chiến tranh mới bắt đầu lao vào mộtcuộc đối đầu mới: chiến tranh lạnh. Sự đối đầu chính trị, kinh tế, vàvõ trang này toàn diện và căng thẳng, khiến những nước nhỏ hơn buộcphải chọn một trong hai phe. Tây Âu và Nhật Bản được Mĩ hậu thuẫn, mauchóng phục hồi và trở thành những nước mạnh trên trường quốc tế. ĐôngÂu bị Stalin áp đặt chính thể cộng sản từ sau Thế Chiến II cho tới đầuthập kỉ 1990, chính trị hóa ngột ngạt và kinh tế rơi vào chỗ èo uột.Bức tường Berlin dựng lên giữa thủ đô Berlin của Đức là biểu tượng chosự chia rẽ này giữa tư bản và cộng sản.

Người ta tưởng chừng sự chia rẽ châu Âu và thế giới về hai phía đó sẽkéo dài vĩnh viễn, như bức tường Berlin là một sự ngăn cách không thểnào vượt qua được. Nhưng chế độ cộng sản lần lần đi vào chỗ bế tắc.Ngày 9 tháng Mười Một 1989, biểu tượng Chiến Tranh Lạnh sụp đổ, thổilên một ngọn gió cách mạng quét sạch lâu đài xây trên cát của chủnghĩa cộng sản tại châu Âu.





***

Tường Berlin: biểu tượng Chiến Tranh Lạnh và sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản

Sau Thế Chiến II: Mĩ và Liêng Bang Soviet bất đồng

Thế Chiến II chấm dứt, Đức là nước chiến bại, phải chịu kiểm soát của phe Đồng Minh. Lãnh thổ Đức và thủ đô Berlin bị chia bốn cho Anh, Pháp, Mĩ và Liên Bang Soviet. Mọi khác biệt về ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Bang Soviet- tạm gác qua một bên trong thời chiến để đối phó với phe Trục – bắt đầu trỗi dậy; Đức và nhiều nước bị chiếm đóng khác ở Đông Âu trở thành bãi tranh chấp chính trị của hai thế lực lớn. Anh và Mĩ muốn trao lại quyền tự quyết và độc lập cho các nước đã giải phóng ở Đông Âu. Joshep Stalin sợ những nước này sẽ theo dân chủ chống lại cộng sản, cho Hồng Quân đóng lại luôn và dựng lên chính phủ cộng sản tại các nước này. Đối với Moscow thì Ba Lan, Romania, Bulgaria, và Hungary là dải đệm an toàn của Liên Bang Soviet để cách li với phương Tây, nhưng dân chúng những nước này và người phương Tây thì coi đó là mộng bá quyền của chế độ Stalin. Ở Đức, trước khi trao Tây Đức lại cho phương Tây quản lí thì Stalin tháo hết nhà máy chuyển về Liên Bang Soviet; trong chiến tranh Liên Bang Soviet bị tàn phá nặng nề, Stalin muốn phục hồi công nghiệp nặng của Liên Bang Soviet để cạnh tranh với phương Tây.

Mĩ sợ cộng sản bành trướng, đưa ra chính sách khiên chế (containment) với Liên Bang Soviet, dùng mọi biện pháp chính trị và kinh tế để ngăn ảnh hưởng của Liên Bang Soviet với các nước trên thế giới. Các nước Tây Âu sau thế chiến hóa thành một bãi hoang tàn, kinh tế đình đốn; Mĩ đã có kinh nghiệm ở Nga thời cách mạng Bolsheviks, biết rằng nghèo đói và hỗn loạn là đất tốt cho cộng sản mọc lên, nên năm 1947, đưa ra Chương Trình Phục Hồi Châu Âu, gọi tắt là Dự Án Marshall. Mĩ dành ra 13 tỉ USD viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu, vừa lập lại thịnh vượng và ổn định cho các nước này, vừa mở được thị trường cho hàng hóa của Mĩ. Dự Án Marshall thành công.

Các nước Tây Âu vực lại kinh tế được rồi, xích lại gần nhau hơn để yểm trợ cho Tây Đức tái thiết. Tháng Hai 1948 Anh, Pháp, và Mĩ đưa ra dự định nhất thống ba vùng kiểm soát của mình để thành lập một chính phủ liên hiệp cho Tây Đức. Stalin không muốn Tây Đức có chính phủ liên hiệp, và để trả đũa chính sách khiên chế của Mĩ với Liên Bang Soviet bèn cho phong tỏa Tây Berlin, ngăn mọi tiếp tế và liên lạc giữa Tây Berlin với Tây Đức.


Berlin nằm trong địa phận Đông Đức, Stalin hi vọng làm vậy sẽ chiếm được trọn Berlin. Phương Tây khó xử, dùng thiết giáp phá vòng kiềm tỏa trên Đông Đức sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh mới. Châu Âu đã quá rệu rã sau Thế Chiến II, không ai muốn chiến tranh nữa. Giải pháp cho thế kiềm tỏa này ở Tây Berlin là Đường Không Vận Berlin: phương Tây dùng máy bay tiếp tế thực phẩm và hàng hóa cho dân Tây Berlin. Liên Bang Soviet không muốn gây chiến, bãi bỏ lệnh phong tỏa Berlin vào tháng Năm 1949. Nhưng lệnh phong tỏa đó đã làm tăng căng thẳng giữa hai phe, tháng Chín 1949, Cộng Hòa Liên Bang Đức thành lập trên lãnh thổ do ba nước đồng minh phương Tây kiểm soát. Tháng sau, Liên Bang Soviet thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Đức, nhà nước Đông Đức do chính phủ cộng sản của Walter Ulbricht điều khiển. Berlin giữ nguyên tình trạng chia đôi.


Hình 1. Đường Không Vận Berlin (http://www.nashville247.tv/files/berlin-airlift-map_0.png)

Chiến Tranh Lạnh lên tới cao điểm trong những năm cuối thập kỉ 1940. Stalin cho rằng Mĩ dùng chính sách viện trợ kinh tế để mua chuộc các nước Tây Âu, nên năm 1949, cho Liên Bang Soviet thành lập Khối Tương Trợ Kinh Tế COMECON để tạo hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Âu. COMECON thất bại vì Liên Bang Soviet không đủ sức viện trợ cho Đông Âu. Kinh tế không thành, Stalin càng dùng chính trị và quân đội siết chặt các nước Đông Âu hơn nữa. Cũng năm đó, Liên Bang Soviet thử nghiệm thành công đầu đạn hạch tâm đầu tiên, kết liễu mộng bá chủ vũ khí nguyên tử của Mĩ, và ở châu Á Mao Trạch Đông thành lập nhà nước Trung Quốc cộng sản. Mĩ càng lo cộng sản sẽ lan tràn khắp thế giới, cùng với đồng minh phương Tây thành lập khối NATO để phòng vệ.

Khủng hoảng Berlin


Berlin trở thành một đấu trường nóng bỏng khi chiến tranh lạnh tiếp tục leo thang giữa hai khối tư bản và cộng sản. Tháng Tám 1957, Liên Bang Soviet phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và Sputnik I vệ tinh không gian đầu tiên. Người Mĩ sửng sốt. Liên Bang Soviet dùng việc này để gây áp lực với phương Tây về Tây Berlin. Tổng bí thư Nikita Khrushchev thay Stalin đã mất năm 1953 nói rằng Tây Berlin là "hòn dái của phương Tây, hễ muốn phương Tây gào lên thì cứ nhè Tây Berlin mà bóp."


Thực sự thì lúc này Tây Berlin là hòn ốc đảo thịnh vượng và tự do trên địa phận Đông Đức, là miền đất hứa của dân Đông Đức nghèo nàn và đang bị chính quyền của Walter Ulbricht cai trị bằng bàn tay sắt. Ulbricht rất trung thành với Stalin, áp dụng chính sách cưỡng bức lao động hà khắc của Liên Bang Soviet để xây dựng công nghiệp nặng và tập thể hóa nông nghiệp. Điều kiện làm việc khắc nghiệt, lại thêm không khí đàn áp chính trị ngột ngạt, năm 1953 công nhân Đông Đức nổi loạn chống chính quyền, Liên Bang Soviet đưa thiết giáp vào nghiến nát. Dân Đông Đức tìm đường trốn qua Tây Berlin rồi từ đó sang Tây Đức. Từ 1949 tới 1961, có khoảng 2.5i triêu người gồm công nhân lành nghề, chuyên gia, và trí thức đào thoát sang Tây Đức, gây tổn thất lớn cho kinh tế Đông Đức. Chính quyền Đông Đức không muốn tổn thất kinh tế, và Liên Bang Soviet không muốn Berlin trở thành yếu huyệt của chế độ cộng sản tại châu Âu, tìm cách bứng phương Tây ra khỏi Berlin. Tháng Mười Một 1958, Khrushchev ra điều kiện trong vòng sáu tháng mà phương Tây không rút khỏi Tây Berlin thì sẽ giao cho Đông Đức kiểm soát hết mọi ngả đường đi vào Berlin. Phương Tây không muốn Tây Đức làm mồi cho cộng sản, không chịu rút quân. Khrushchev nhượng bộ. Tháng Sáu 1961, hai tháng sau vụ đảo chính Bay of Pigs lật Fidel Castro tại Cuba thất bại và làm tổng thống Mĩ Kennedy mất mặt, chính quyền Kennedy gặp Khrushchev của Liêng Bang Soviet tại Vienna. Khrushchev đòi lập hiệp định hòa bình giữ nguyên tình trạng phân chia sau thế chiến, và ra tối hậu thư sáu tháng nữa đòi phương Tây rút khỏi Tây Berlin. Kennedy cho rằng Khrushchev muốn bành trướng chủ nghĩa cộng sản bằng chiến tranh, và đáp lại tối hậu thư khiêu chiến của Khrushchev, Kennedy xin Quốc Hội tăng thêm ngân sách quốc phòng và tuyển thêm quân lực.


Tối hậu thư không thành, Khrushchev lại nhượng bộ, nhưng bàn với Ulbridcht ngăn Đông Đức với Tây Đức. Ngày 12 tháng Tám 1961 Nghị Viện Nhân Dân Đông Đức (Volkskammer) ra nghị định xây tường Berlin, ngay đêm đó rạng sáng 13, trong lúc người Đông Đức đang ngủ, công nhân Đông Đức được yểm trợ của lính Liên Bang Soviet bắt đầu dựng Bức Tường Berlin ngăn cách Đông và Tây Berlin. Việc xây dựng mất vài tháng thì xong, hàng rào ban đầu chỉ gồm có dây kẽm gai với trụ xi-măng, sau xây thành tường bê-tông, có chỗ cao tới 5 mét, rào kẽm gai, có tháp canh và đài chiếu sáng, ổ súng, bẫy gài mìn, và có chó săn canh gác. Sang thập kỉ 1980 thì bức tường này dài đủ 45 km xuyên qua Berlin chia đôi thành phố này, địa phận Tây Đức cũng bị 120 km hàng rào tương tự vây kín.


Nhưng bức tường không ngăn cản được ý chí của con người đi tìm tự do; từ đầu tới cuối có hơn mười ngàn người Đông Đức tìm cách vượt tường trốn sang Tây Đức, năm ngàn người thoát được an toàn, năm ngàn người bị bắt tại chỗ, 191 người bị giết trong khi vượt tường.ii Tường Berlin trở thành biểu tượng của sự chia cắt châu Âu thời chiến tranh lạnh, giữa thế giới tự do và nhà tù.

Hình 2.(iii) Tranh biếm họa Tường Berlin: người dân Đông Đức liều mạng sống để vượt tường, trong khi Khrushchev thì đon đả nhận rằng dân Đông Đức ở phía ông rất vui vẻ

Tường Berlin đổ: chấm dứt Chiến Tranh Lạnh

Mặc dù Mĩ và Liên Bang Soviet kí những hiệp ước hạn chế kho vũ khí của mình, cuộc chạy đua vũ trang của hai nước lớn ấy vẫn là một cuộc đua dường như không có đích. Sang thập kỉ 1980 cuộc đua mới bắt đầu giảm nhiệt độ, vì cả Mĩ và Liên Bang Soviet phải dùng ngân sách giải quyết nhiều vấn đề kinh tế và xã hội nội bộ. Mikhail Gorbachev lên nắm quyền, xét lại tất cả những chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Soviet. Thấy rằng Liên Bang Soviet không đủ sức tiêu nhiều ngân sách vượt quá sức của một nền kinh tế yếu kém, Gorbachev muốn dùng tất cả lực lượng để cải tổ kinh tế và xã hội, giảm chi tiêu quân sự. Khi ông tuyên bố không can thiệp quân sự tại các nước chư hầu ở Đông Âu thì gió cách mạng nổi lên, dân chúng tại các nước đó bắt đầu nổi dậy chống lại kiểm soát của Moscow. Cộng sản ở Đông Âu tan rã, các nước chư hầu li khai, đẩy Liên Bang Soviet tới bờ vực phá sản.


Tại Đông Đức, sau khi dựng xong bức tường Berlin, chính quyền Ulbricht xây dựng một nền kinh tế mạnh, tiếp tục con đường thuần phục Liên Bang Soviet và đàn áp không nương tay tư tưởng chính trị đối lập. Mười năm sau, Erich Honecker kế tục Ulbricht làm lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Đức. Honecker còn cứng rắn hơn Ulbricht, ông cũng như nhiều nhà độc tài cộng sản khác ở Đông Âu, dùng một công cụ cai trị rất tàn bạo: Stasi, công an mật. Từ 1980 cho tới khi sụp đổ vào 1989, Đông Đức là một trong những quốc gia mạnh về kinh tế, nhưng lại khét tiếng về chế độ cai trị sắt máu. Năm 1989, cứ 165 dân Đông Đức thì có một mật thám.iv Chế độ Honecker đã vượt quá sức chịu đựng của dân chúng, và khi thời cơ đến thì mọi phẫn nộ của dân chúng bùng phát. Năm 1989, dân Đông Đức nổi dậy chống lại chế độ hà khắc của Honecker, nhiều người tìm cách bỏ trốn. Đến cuối năm, biểu tình lớn nổ ra. Ngày 9 tháng Mười Một, chính phủ cộng sản không cưỡng lại được sức mạnh của dân chúng, mở cửa biên giới với Tây Đức. Hàng trăm ngàn người từ Đông Đức vượt biên giới tràn qua Tây Đức, tìm lại người thân và tự do của mình. Người Đức từ hai bên bức tường ùa tới, dùng búa tạ hạ sập bức tường này. Vài tháng sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, tuyển cử tự do diễn ra tại Đông Đức, tân chính phủ do Đảng Dân Chủ Ki-tô Giáo (Christian Democrats) lãnh đạo thực hiện chính sách thống nhất nước Đức. Ngày 3 tháng Mười 1990, Tây và Đông Đức thống nhất dưới một chính thể dân chủ.

Hình 3. Tường Berlin vào những ngày cách mạng 1989 ở Đông Đức (http://voiceseducation.org/sites/default/files/images/berlin-wall-849498340.jpg)


Đông Âu bị Stalin áp đặt chính thể cộng sản từ sau Thế Chiến II cho tới đầu thập kỉ 1990. Người ta tưởng chừng sự áp đặt dài trên bốn mươi năm ấy sẽ chia châu Âu thành hai vùng đối lập vĩnh viễn, như bức tường Berlin là một sự ngăn cách không thể nào vượt qua được. Trong mọi sự áp đặt đều có mòi phản kháng; Liên Bang Soviet đàn áp những phản kháng bùng lên tại Đông Đức, Ba Lan, Hungary, hay Czecslovakia, hay áp đặt thiết quân luật sau những chiến dịch thanh trừng đó, chỉ tạm thời kìm nén sự giận dữ của dân chúng những xứ ấy. Khi Mikhail Gorbachev dùng chính sách nới lỏng và mở cửa, tuyên bố không can thiệp quân sự vào các nước Đông Âu thì làn phản kháng bùng phát mạnh trên khắp Đông Âu. Chế độ cộng sản đã mục ruỗng từ lâu, không đáp ứng được nhu cầu sống của dân chúng, lại không được ủng hộ của dân chúng và hậu thuẫn của anh cả Liên Bang Soviet, sụp đổ mau chóng.
Hình 4.(v) Tường Berlin hôm sau ngày mở cửa


Tường Berlin, biểu tượng CTL đã sụp đổ, và khi Liên Bang Soviet tan rã vào năm 1991 thì sự đối đầu giữa ý thức hệ và chính trị giữa hai khối cộng sản và tư bản ở châu Âu cũng tiêu tan.

Thái Phục Nhĩ

No comments:

Post a Comment