http://tiembao.multiply.com/journal/item/414/414
Lenin, lãnh tụ cách mạng Nga đã chết do
căn bệnh tình dục giang mai, chứ không phải
vì một cơn đột quỵ, các sử gia tuyên bố
Phóng viên Daily MailNgày 23-10-2009
Các sử gia từ lâu đã thống nhất rằng lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Ilyich Lenin đã phải chịu đựng ba cơn đột quỵ liên tục để cuối cùng dẫn đến cái chết của ông.
Nhưng chứng cứ mới được phát hiện cho thấy Lenin qua đời vì căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai.
Liên Xô đã cố gắng hết sức để che giấu lý do thực sự cho lối hành xử bất thường và những cơn thịnh nộ xảy ra thình lình trong nhiều năm của Lenin đã dẫn đến cái chết của ông vào năm 1924.
Nhưng giờ đây tác giả người Anh tên là Helen Rappaport tin rằng cô đã tìm thấy bằng chứng, chứng minh rằng Lenin bị luetica endartitis – giang mai thần kinh – một loại bệnh có ảnh hưởng đến não.
Trong hồ sơ lưu trữ tại Đại học Columbia ở New York, cô [Helen Rappaport] đã tìm thấy bản tham chiếu liên quan đến sự thật hiển nhiên về căn bệnh của Lenin do nhà khoa học lỗi lạc người Nga Ivan Pavlov (*) ghi lại.
Chủ nhân giải Nobel – người nổi tiếng với thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của chó – đã có lần nói rằng ‘cách mạng đã được thực hiện bởi một người điên rồ mắc bệnh giang mai não,’ cô [Helen] đã phát hiện ra [Pavlov nói vậy].
Rappaport – người đã viết vài cuốn sách về lịch sử Nga – tin rằng: có khả năng ông ta (Lenin) đã bị lây bệnh từ một gái mại dâm ở Paris vào khoảng năm 1902.
Liên Xô quy cho những hành vi thất thường của Lenin là do xơ cứng động mạch – một căn bệnh ảnh hưởng đến não và có nhiều đặc tính giống như bệnh giang mai.
Từ cuối năm 1921 ông ta đã bị những cơn đau dữ dội dẫn đến bại liệt.
Rappaport nói rằng vào lúc cái chết đến với mình, ông ta đã bị tàn tật, bất lực, không thể tự đi đứng được, và bệnh tật đã tước đi cái tài diễn thuyết và ông thường có cái nhìn chòng chọc, điên dại.
Rappaport đã tiết lộ sự thật này tiếp theo sau việc xuất bản cuốn sách của mình nhan đề: ‘Âm mưu: Lenin sống tha hương’ như cô ấy đã khẳng định để chứng minh cho những gì cô xác nhận.
Cô nói: “Đó là niềm tin ngấm ngầm của các nhà khoa học và bác sĩ hàng đầu trong điện Kremli rằng Lenin chết vì bệnh giang mai, nhưng nhiều thập kỷ qua họ đã bị các nhà chức trách bắt buộc phải giấu đi.
Nhưng xem qua tất cả [hồ sơ], không có tiếng nói nào mạnh hơn việc khẳng định về sự thật này là Ivan Pavlov, vị giáo sư vĩ đại phát minh ra học thuyết [phản xạ có điều kiện] về chó.
Lenin nói chuyện các chiến sĩ quân đội Liên Xô tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva ngày 25 tháng 5 năm 1919
‘Sau cuộc cách mạng năm 1917, Pavlov đã trở nên chống đối quyết liệt với những người Bôn-sê-vích (Bolshevic) và những gì ông nhìn thấy đều như là ‘Phòng thí nghiệm kiểu Sô Viết’ khổng lồ mà ở đó con người bị đối xử còn tệ hơn cả lũ ếch nhái trong phòng thí nghiệm.‘Tuy nhiên, nhận thấy thiên tài và khả năng hữu ích của Pavlov đối với đất nước, nên Lenin đã không ngừng ve vãn ông’.
Rappaport kể rằng Pavlov đã được phép đưa ra tuyên bố gây tranh cãi như thế về tình trạng của Lenin là vì lãnh tụ nước Nga đã ban cho ông quyền miễn trừ do đã nhận ra sự hữu dụng của ông đối với đất nước này như thế nào.
Trên đường tới một cuộc họp ở London, Pavlov đã dừng lại để thăm một người bạn cũ ở Paris, bác sĩ Mikhail Zernov.
‘Trong cuộc trò chuyện, Pavlov đã xác nhận với Zenov rằng Lenin đã mắc bệnh giang mai và trong thời gian là nhà lãnh đạo Sô Viết, ông đã biểu lộ tất cả những dấu hiệu thông thường của những người bị bệnh với chứng bại liệt ngày càng lộ rõ do hậu quả của căn bệnh xã hội mang lại,’ Rappaport nói.
‘Pavlov biết rằng từng có các nhà khoa học xuất chúng được mời tới để nghiên cứu bộ não Lenin sau cái chết của ông năm 1924 và tất cả đều đồng ý với chẩn đoán này
‘Đó là một bí mật mà ai cũng biết trong số chúng tôi, song tất nhiên là không ai công bố công khai và không có hồ sơ chính thức nào của Liên Xô chứng minh điều này.
‘Các bác sĩ của Kremlin từng nghiên cứu về Lenin đều bị cấm nói về chuyện này - có thể phải chịu hình phạt tử hình – và đã bị buộc phải tiêu hủy tài liệu chính thức.’
Có nhiều tên tuổi nổi tiếng khác trong quá khứ, từng mắc phải chứng bệnh giang mai như Nietzsche, Maupassant, Goethe và Donizetti (**), những người đã phải trải qua những giai đoạn có những hành vi bất thường khủng khiếp, tiếp theo sau những cơn vật vã do cơ thể bị suy sụp hoàn toàn.
—–
Ba Sàm chú thích:
* Ivan Pavlov: là nhà sinh lý học, tâm lý học, thầy thuốc người Nga. Ông là người đã giành giải Nobel về Sinh lý và Y khoa năm 1904 về công trình nghiên cứu hệ tiêu hóa. Thập niên 1890, Pavlov đã nghiên cứu chức năng dạ dày của chó bằng cách quan sát dịch vị của chó tiết ra. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo sự xuất hiện của thức ăn. Ông đã làm hàng loạt thí nghiệm trên loài chó để sau đó cho ra định luật cơ bản mà ông gọi là “phản xạ có điều kiện”.
** Nietzsche (1844-1900): triết gia đồng thời là tác gia văn chương vĩ đại người Đức
Henri René Albert Guy de Maupassant (1850-1892): Nhà văn Pháp nổi tiếng
Domenico Gaetano Maria Donizetti (1797-1848): Nhà soạn nhạc người Ý
Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Nhà thơ, kịch tác gia, triết gia, nhà thần học, … vĩ đại người Đức
No comments:
Post a Comment