Giang Xueqin/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trường hợp này có một tương đồng kỳ lạ với cái chết của Kitty Genovese. Sau khi tờ NewYork Times tường thuật bản tin, “Ba mươi tám người chứng kiến kẻ giết người đã không gọi Cảnh sát”, cho thấy những người láng giềng của Genovese đã từ chối can thiệp khi cô liên tục kêu cứu lúc bị kẻ tấn công đâm mình đến chết, các nhà xã hội học đặt ra cụm từ “Hội chứng Genovese” hoặc “hiệu ứng nhìn xem”. Sau khi ấn hành, bài viết đó đã bị mất uy tín nhiều: Thực tế là những người láng giềng của Genovese đã có gọi cảnh sát, và đã có cố gắng đến để giải cứu cô.
Thật không may, và thật bi thảm, trường hợp của Duyệt Duyệt là đúng sự thực, và sẽ mãi mãi thiêu đốt ý thức của cả thế giới qua một video camera an ninh đã ghi lại được toàn bộ sự thờ ơ khủng khiếp của 18 người bàng quan.
Có một lời giải thích dễ dàng cho lý do tại sao Duyệt Duyệt bị bỏ mặc cho chết, tại sao trẻ em Trung Quốc đang bị đánh cắp khỏi cha mẹ của chúng, tại sao con trai của Lý Cương cảm thấy mình đứng trên pháp luật và công luận, và lý do tại sao Guo Meimei tự hào khi bòn rút quỹ từ thiện để sử dụng cho cá nhân: Trung Quốc đã trở thành một xã hội cực kỳ vị lợi khi có liên quan đến bản thân chỉ vì tốc độ tăng trưởng GDP, với danh sách những người giàu có và với những điểm thắng. Từ lâu, các nhà tâm lý học đã biết rằng có hai trung tâm động lực trong não con người: một là tính vị lợi, nguyên nhân chủ yếu cùng tính vị kỷ; và một động lực khác là tính xã hội, tình cảm và lòng vị tha. Chúng ta kêu gọi đến tinh thần vị lợi, ích kỷ bằng cách nhấn mạnh đến các kết quả và phần thưởng vật chất, và đến lòng vị tha bằng cách nhấn mạnh các nguyên tắc và lý tưởng xã hội cao cả. Vấn đề là các giá trị này đang loại trừ lẫn nhau: đó là lý do tại sao trong sự bùng nổ của việc cho vay dưới chuẩn (sunprime), giới thương nhân của Wall Street đã sẵn sàng để lừa lọc bạn bè và các quốc gia bị phá sản để kiếm cho cá nhân mình món tiền thưởng cao hơn, và là lý do tại sao các giáo viên có lương tâm cảm thấy bị xúc phạm khi được ban cho tiền thưởng bằng tiền mặt.
Chen Xianmei, người nhặt rác đã ra tay cứu em Duyệt DuyệtTrung Quốc dường như đã trở nên quá vị lợi đến nỗi không thể hiểu hoặc thậm chí không chấp nhận được rằng có những người làm những việc vì lý do vị tha. Người lang thang nhặt rác không một xu dính túi đã cứu bé Wang Yue không bởi vì cô đã có ý thực hiện trong trí tưởng của mình một phân tích lợi hại về tiền bạc hoặc dự đoán trước được những phần thưởng vật chất của việc hành động như thế (như một số người Trung Quốc đã cáo buộc cô), nhưng bởi vì nó là điều đúng đắn để phải làm. Vì vậy, chính những gì hiện đang xảy ra với Chen Xianmei – sự chú ý mà cô không hề mong muốn, phần thưởng tiền mặt mà cô không hề đòi hỏi, và cáo buộc công chúng rằng cô là kẻ cơ hội -cũng chỉ bi thảm và thất vọng như những gì đã xảy ra với bé Duyệt Duyệt.
Theo trang Blog Thượng Hải (Shanghaiist), sự chú ý của công chúng đã làm tổn thương Chen Xianmei, và khiến cô phải lập tức trốn khỏi nhà mình ở Phật Sơn:
Bây giờ với tất cả chú ý của phương tiện truyền thông tập trung vào cô, cũng như các quan chức chính phủ và các nhà báo ngày đêm đến gõ cửa nhà mình, Chen cho biết thậm chí cô không dám mở truyền hình lên nữa.
“Rất nhiều người nói rằng tôi đã làm như thế để được nổi tiếng và có tiền. Ngay cả những người hàng xóm của tôi cũng nói thế”, cô cho biết. “Đó thực sự là không phải ý định của tôi, và vì rất sợ phải nghe những gì mọi người nói nên tôi không dám xem tin tức nữa. Tôi không làm như thế để có tiền hay được nổi tiếng”.
Khi được hỏi những gì cô ấy nghĩ gì về những điều tiêu cực mà hiện nay mọi người đã nói về mình, Chen trả lờii, “Tôi không ăn cắp hoặc ăn cướp. Tất cả những gì tôi đã làm là để cứu một đứa trẻ”, và nước mắt bắt đầu tuôn trào trên đôi mắt của cô.
Những giọt nước mắt của Chen Xianmei không phải chỉ cho bản thân mình (rõ ràng là cô đang bị các phóng viên, phương tiện truyền thông và những cá nhân ủng hộ tiền bạc cho mình lợi dụng). Những giọt nước mắt ấy cũng dành cho bé Duyệt Duyệt và dành cho một xã hội đã trở nên vị lợi vô vọng, một xã hội tin rằng họ có thể mua được lòng tốt của ai đó để trở nên ít vị lợi hơn.
Người Trung Quốc tin rằng bằng cách khen thưởng Chen Xianmei họ đang khuyến khích nhiều người khác hơn sẽ để được như cô ấy. Nhưng những gì có thể xảy ra trong bối cảnh câu chuyện của Chen Xianmei là rất nhiều người Trung Quốc phàn nàn với các phương tiện thông tin làm sao họ lại không được ngập tràn những lời khen ngợi và tiền bạc lập tức vì lòng vị tha giúp người.
Với Chen Xiamei, cuộc sống của cô giờ đã đảo lộn, nhưng chính cô vẫn nói rằng nếu được đưa trở lại tình huống đó, cô vẫn muốn chọn việc cứu mạng cho em Duyệt Duyệt. Và – sau khi cân nhắc lợi hại của việc ấy – cô sẽ vẫn chọn hành động như vậy.
Nguồn: The Diplomat
http://www.x-cafevn.org/node/2666
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Câu chuyện xúc động về bé gái hai tuổi Duyệt Duyệt đã trở thành hàng tin nóng trên khắp thế giới. Ngày 13 tháng 10, một chiếc xe tải và một chiếc khác nữa đã cán ngang bé Duyệt Duyệt ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, trước khi bé được Chen Xianmei, một người nhặt rác ra tay cứu, 18 người hoặc bộ hành hoặc đi xe đạp đã thản nhiên đi ngang.
Trường hợp này có một tương đồng kỳ lạ với cái chết của Kitty Genovese. Sau khi tờ NewYork Times tường thuật bản tin, “Ba mươi tám người chứng kiến kẻ giết người đã không gọi Cảnh sát”, cho thấy những người láng giềng của Genovese đã từ chối can thiệp khi cô liên tục kêu cứu lúc bị kẻ tấn công đâm mình đến chết, các nhà xã hội học đặt ra cụm từ “Hội chứng Genovese” hoặc “hiệu ứng nhìn xem”. Sau khi ấn hành, bài viết đó đã bị mất uy tín nhiều: Thực tế là những người láng giềng của Genovese đã có gọi cảnh sát, và đã có cố gắng đến để giải cứu cô.
Thật không may, và thật bi thảm, trường hợp của Duyệt Duyệt là đúng sự thực, và sẽ mãi mãi thiêu đốt ý thức của cả thế giới qua một video camera an ninh đã ghi lại được toàn bộ sự thờ ơ khủng khiếp của 18 người bàng quan.
Có một lời giải thích dễ dàng cho lý do tại sao Duyệt Duyệt bị bỏ mặc cho chết, tại sao trẻ em Trung Quốc đang bị đánh cắp khỏi cha mẹ của chúng, tại sao con trai của Lý Cương cảm thấy mình đứng trên pháp luật và công luận, và lý do tại sao Guo Meimei tự hào khi bòn rút quỹ từ thiện để sử dụng cho cá nhân: Trung Quốc đã trở thành một xã hội cực kỳ vị lợi khi có liên quan đến bản thân chỉ vì tốc độ tăng trưởng GDP, với danh sách những người giàu có và với những điểm thắng. Từ lâu, các nhà tâm lý học đã biết rằng có hai trung tâm động lực trong não con người: một là tính vị lợi, nguyên nhân chủ yếu cùng tính vị kỷ; và một động lực khác là tính xã hội, tình cảm và lòng vị tha. Chúng ta kêu gọi đến tinh thần vị lợi, ích kỷ bằng cách nhấn mạnh đến các kết quả và phần thưởng vật chất, và đến lòng vị tha bằng cách nhấn mạnh các nguyên tắc và lý tưởng xã hội cao cả. Vấn đề là các giá trị này đang loại trừ lẫn nhau: đó là lý do tại sao trong sự bùng nổ của việc cho vay dưới chuẩn (sunprime), giới thương nhân của Wall Street đã sẵn sàng để lừa lọc bạn bè và các quốc gia bị phá sản để kiếm cho cá nhân mình món tiền thưởng cao hơn, và là lý do tại sao các giáo viên có lương tâm cảm thấy bị xúc phạm khi được ban cho tiền thưởng bằng tiền mặt.
Chen Xianmei, người nhặt rác đã ra tay cứu em Duyệt Duyệt
Theo trang Blog Thượng Hải (Shanghaiist), sự chú ý của công chúng đã làm tổn thương Chen Xianmei, và khiến cô phải lập tức trốn khỏi nhà mình ở Phật Sơn:
Bây giờ với tất cả chú ý của phương tiện truyền thông tập trung vào cô, cũng như các quan chức chính phủ và các nhà báo ngày đêm đến gõ cửa nhà mình, Chen cho biết thậm chí cô không dám mở truyền hình lên nữa.
“Rất nhiều người nói rằng tôi đã làm như thế để được nổi tiếng và có tiền. Ngay cả những người hàng xóm của tôi cũng nói thế”, cô cho biết. “Đó thực sự là không phải ý định của tôi, và vì rất sợ phải nghe những gì mọi người nói nên tôi không dám xem tin tức nữa. Tôi không làm như thế để có tiền hay được nổi tiếng”.
Khi được hỏi những gì cô ấy nghĩ gì về những điều tiêu cực mà hiện nay mọi người đã nói về mình, Chen trả lờii, “Tôi không ăn cắp hoặc ăn cướp. Tất cả những gì tôi đã làm là để cứu một đứa trẻ”, và nước mắt bắt đầu tuôn trào trên đôi mắt của cô.
Những giọt nước mắt của Chen Xianmei không phải chỉ cho bản thân mình (rõ ràng là cô đang bị các phóng viên, phương tiện truyền thông và những cá nhân ủng hộ tiền bạc cho mình lợi dụng). Những giọt nước mắt ấy cũng dành cho bé Duyệt Duyệt và dành cho một xã hội đã trở nên vị lợi vô vọng, một xã hội tin rằng họ có thể mua được lòng tốt của ai đó để trở nên ít vị lợi hơn.
Người Trung Quốc tin rằng bằng cách khen thưởng Chen Xianmei họ đang khuyến khích nhiều người khác hơn sẽ để được như cô ấy. Nhưng những gì có thể xảy ra trong bối cảnh câu chuyện của Chen Xianmei là rất nhiều người Trung Quốc phàn nàn với các phương tiện thông tin làm sao họ lại không được ngập tràn những lời khen ngợi và tiền bạc lập tức vì lòng vị tha giúp người.
Với Chen Xiamei, cuộc sống của cô giờ đã đảo lộn, nhưng chính cô vẫn nói rằng nếu được đưa trở lại tình huống đó, cô vẫn muốn chọn việc cứu mạng cho em Duyệt Duyệt. Và – sau khi cân nhắc lợi hại của việc ấy – cô sẽ vẫn chọn hành động như vậy.
Nguồn: The Diplomat
http://www.x-cafevn.org/node/2666
No comments:
Post a Comment