Sunday, October 23, 2011

Hồng Vệ binh 2: Cách Mạng Văn Hoá & Hồng Vệ binh.



Năm 1949, khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, Mao vừa là Chủ tịch đảng vừa là Chủ tịch Nhà Nước lại kiêm lúc cả chức Chủ tịch Quân Ủy Quân Đội. Càng về sau, họ Mao lại càng muốn độc quyền và độc tôn, chấp nhận phe nhóm tôn sùng cá nhân Mao. Trong khi đó, một số lãnh đạo khác lại chống đối tệ sùng bái cá nhân, nhứt là áp dụng Tư Tưởng Mao trong việc xây dựng đất nước. Các đối thủ của ông tìm mọi cách tách rời quyền lực của Mao.


Từ năm 1959 trở đi, Chủ tịch Nhà Nước là Lưu Thiếu Kỳ thì đương nhiên là Tổng Tư Lệnh Tối Cao trên danh nghĩa. Muốn lật thế cờ, Mao phải chờ quyết nghị của toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương phê chuẩn. Nhưng Ban chấp Hành cũng bị đối thủ của ông ta khống chế tới 3 năm mà không triệu tập được. Hơn nữa các thành viên đối lập chủ chốt mỗi người lại kiêm nhiệm mấy chức vụ, phối hợp chặt chẻ, khiến Mao cảm thấy cô độc, một cách nói là:"Một mình với quần chúng". Ngoài vợ ra, Mao chỉ còn lại một vài người tâm phúc, vì hoàn cảnh buộc họ phải dựa vào nhau, ủng hộ lẫn nhau đễ chống một kẻ thù chung .


Những người đó là: Lâm Bưu Bộ Trưởng Quốc Phòng, Khang Sinh đặc trách Mật vụ, Trần Bá Đạt Tổng Biên tập tạp chí Hồng Kỳ và Uông Đông Hưng, vệ sĩ của Mao giờ đây đã trở thành Bộ Trưởng Bộ Công An. Giữa hoàn cảnh khó khăn đó, Mao bảo vợ là Giang Thanh xúi dục sinh viên, học sinh đông đảo đi biểu tình chống lại những viên chức đã đề ra những chính sách sai trái tĩ như sử dụng bạo lực đàn áp nhân dân. Phần lớn thanh niên học sinh đang ở lứa tuổi dưới đôi mươi chưa được chuẩn bị đầy đủ để phân biệt được thế nào là "Mâu Thuẩn Trong Nội bộ Nhân Dân" hoặc "Mâu thuẩn địch ta" thế mà họ bị xúi dục để đoàn ngũ hóa và được mang cái tên rất kiêu Hồng Vệ Binh . Những Chiến sĩ, Những Thanh Niên Cách Mạng đứng lên đáp lời Mao Chủ Tịch, phóng tay xóa bỏ nền văn hoá cũ. Bọn chúng được khuyến khích đốt phá các kho tàng văn hóa, các thể chế, sách vở gia đình, thư viện đều bị tịch thu đem đi đốt hoặc làm giấy lộn.


Ngày 25 tháng 8 năm 1966, do sự cổ xúy của Tân Hoa Xã, học sinh viên Mỹ Thuật Trung Ương đã tháo gỡ các tác phẩm điêu khắc qúy giá của các triều đại cổ xưa và các tác phẩm mỹ thuật của ngoại quốc đều bị phá hủy. Bọn Hồng Vệ binh đã bắt ông Tư Mã Thông, viện trưởng viện âm nhạc trung ương cũng là đệ nhất vĩ cầm của Trung Hoa buộc tội ông ta là phản cách mạng,lăng nhục ông bằng cách đội lên đầu ông một cái thùng hồ, trên đó có một chiếc mũ lừa cao ngất nghểu. Bọn chúng vừa nhồ nước miếng vào mặt, đánh đập, tát tai và hành hạ ông.Nói chung, các nhà lãnh đạo văn hoá bị đánh sớm nhứt. Nhưng thực chất đó chỉ là điểm, mục đích của Mao là kích động Hồng Vệ binh trong cả nước nổi lên làm cuộc bạo động, tạo phản mà diện chính là những đối thủ chính trị của Mao.


Đến cuối tháng 11 năm 1966 trong nước đã nổ ra tới 11 cuộc biểu tình trong đó Mao đã tiếp kiến tới 11triệu Hồng Vệ Binh, giáo viên, học sinh, bọn họ bị các lãnh tụ Mao-ít nhồi sọ để răm rắp tuân lời của Mao nổi lên dành chính quyền trong tay bọn phản động. Đến ngày 15 tháng 9, Lâm Bưu cánh tay mặt của Mao trong cuộc cách mạng văn hóa đã tung hô Mao lên tận mây xanh.


Lâm Bưu nói:"Biết mấy trăm năm nữa đất nước Trung Hoa mới có được một Mao Chủ tịch vĩ đại."Lâm Bưu cũng không quên nhắc nhở bọn Hồng Vệ Binh rằng, mục tiêu chính đễ tấn công là:Những kẽ đương quyền trong đảng đi theo đường lối tư bản chủ nghĩa."Đến đây đã quá rõ rệt, chúng ta đã thấy kẽ bị chụp mũ là " bọn xét lại", hay "phản động theo đường lối tư bản", họ là ai? Phải chăng họ trước đây là những người đã từng cản trở những ý định ngông cuồng và xuẩn động của Mao. Hoặc những người đã từng "gợi ý" rằng Chủ tịch Mao nên nghỉ ngơi sớm hơn (để nhân dân Trung Hoa sớm được nhờ). Những người đó không ai khác ngoài các lãnh tụ cao cấp của đảng cộng sản Trung Hoa như Trần Nghị, Bành Chân, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh v.v. Dương Thượng Côn và hai nhân vật cuối cùng là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình


. Kết quã, Trần Nghị bị đấu tố tưng bừng. Nhưng bản chất của ông ta là một người phóng khoáng, không biết sợ, bởi thế khi bị điệu ra trước Hồng Vệ Binh, chính là những kẻ thuộc cấp, họ Trần vẫn giữ thái độ diễu cợt. Số là sau khi bị đội mũ lừa, phải làm bản kiểm điểm nhưng bị kẹt là phải tiếp phái đoàn ngoại giao. Trần Nghị đã trêu chọc bọn chúng bằng cách vui đùa hỏi bọn Hồng Vệ Binh:" Liệu tôi có cần mang cái giống nầy theo không; hay cho gửi tạm về lại tiếp tục đội nữa.".Trần Nghị tuy thế ông ta còn may mắn, riêng vợ ông thì bị bọn Vệ Binh Đỏ "Gia Du", tức lội ra ngoài phố lột trần đễ hạ nhục.Phần Nguyên tổng Tham Mưu Trưởng La Thụy Khanh, chịu nhục không nổi phải nhảy lầu tự tử, được cứu sống sót, nhưng lại bị chụp mũ là đại phản động muốn trốn thoát trách nhiệm.
Lưu Thiếu Kỳ - Mao Trạch Đông
Trường hợp của Chủ tịch Nước Lưu Thiếu Kỳ và Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Đặng Tiểu Bình thì bọn Hồng Vệ Binh của Giang Thanh đã ma mảnh vạch ra một kế hoạch tinh vi hơn. Thoạt tiên, tên của Lưu và Đặng vẫn được nhắc nhở trong các buổi họp; nhưng đến khi đặc phái viên, một tên tay sai đắc lực của Giang Thanh là Cô Nhiếp Nguyên Tử xuất hiện trước đám đông Hồng Vệ Binh trong tình trạng cuồng loạn để lên án "Lưu và Đặng là muốn tiếm quyền đảng", hai tên nầy là "bọn xét lại chủ nghĩa, đã dựa vào tư bản chủ nghĩa, chui vào đễ phá hoại đảng".Thế là lập tức sau đó:


Hồng Vệ Binh bắt con trai Lưu Thế Kỳ, một kỹ sư tốt nghiệp tại Liên Xô. Họ buộc tội anh ta:" Cha anh - Cái đầu chó - Phải nhượng bộ Mao Chủ tịch không điều kiện, phải tuân theo ý kiến của nhân dân, nếu không thì toi mạng."
Bắt cóc con gái của Lưu để làm con mồi hầu đưa vợ Lưu là Vương Quang Mỹ ra đấu tố. Qua một cuộc đấu lý, cả quan tòa lẫn bọn nhãi con không đấu nổi Lưu phu nhân bọn nầy bèn tức giận quật ngã bà ta xuống, xé váy bà ta trần truồng trước tiếng hoan nghênh man rợ của bọn người đấu tố.
Lưu thiếu Kỳ bị Hồng Vệ Binh đấu tố
Bản thân của Lưu Thiếu Kỳ thì trong suốt liền hai năm sau đó đã chịu không biết bao là cực hình, hết nắm đấm, đến cú đá, hàng giờ ông ta buộc ở thế đứng theo kiểu tàu bay. Trước cách cư xữ một cách dã man đó đã nhanh chóng hũy diệt tinh thần cũng như thể xác họ Lưu và cuối cùng ông ta bị ốm liệt. Nhưng lệnh Trung Ương là bằng mọi giá buộc họ Lưu phải sống để tiếp tực những đòn tra tấn liên tục.


Đầu tháng 4 năm 1969, Đại Hội lần thư IX của đảng cộng sản Trung Hoa, đến thời điểm nầy, Mao đã có đủ thì giờ đễ hoàn tất mọi thủ tục các chức Lưu Thiếu Kỳ khỏi chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước, đồng thời khai trừ Lưu ra khỏi đảng. Cuối cùng họ Lưu bị đày tới Khai Phong và trước đó ông ta cũng được gặp mặt vợ lần chót, và bà Vương Quang Mỹ vợ ông cũng đang ở trong hoàn cành tù đày. Câu nói sau cùng của Lưu với vợ là:" vũ lực bạo tàn không khuất phục nổi chân lý. Rốt cuộc nhân dân sẽ viết nên lịch sử."


Ngày 12 tháng 11 khoãng 6 giờ 45 phút cùng năm, người gác ngục khám phá là Lưu đã chết vì bệnh sưng phổi với tuổi 7l. Xác họ Lưu được hỏa thiêu, lọ đựng tro được xếp vào căn hầm của lò thiếu xác với số hiệu 123 và mãi đến năm1978, sau khi được phóng thích (sau 12 năm bị giam cầm) bà Vương Quang Mỹ vợ Lưu mới vận động với viên cai tù tìm lại được nắm tro tàn của chồng. Mĩa mai thay, cuối tháng 4 năm1980, lọ đựng nắm tro tàn của Lưu lại được trưng bầy tại Đại Sảnh Nhân Dân Bắc Kinh trước khi rắc xuống biển theo lời di chúc của ông ta. Ở Trung Cộng, ngay cả tương lai của người quá cố cũng không thể lường được.
Mao và Lâm Bưu
Rút cục Mao đã thắng trong cuộc đấu đá, loại vĩnh viễn tất cả đối thủ. Ngay chính Trung Cộng cũng phải xác nhận và mô tả" Cuộc Cách Mạng Văn Hoá"của Mao là một việc không những chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa mà cả lịch sử của nhân loại nữa.Và cuối cùng chính con ngưòi mà Mao đã dựa vào sức mạnh của nòng súng để làm phương tiện loại hết các đối thủ của Mao là Lâm Bưu cũng bị loại và sau đó bị buộc tội chết. Với sự hổ trợ của "bè lũ bốn tên"* Mao đã triệt để áp dụng nguyên tắc chỉ đạo của Machiavel trong cuộc đấu đá:" Không bao giờ giúp sức mạnh cho ai. Triệt và hạ độc thủ với những ai thấy có đủ sức mạnh hơn mình, và muốn vượt qua mình."Vô đạo nhứt là Mao đã học và hành theo Machiavel: "Ai là kẽ thù của ta? Chúng chính là những kẻ đã đưa ta lên đài danh vọng."


Những nhà lãnh tụ Trung Cộng còn sống sót và tồn tại sau cuộc đấu đá đều xác nhận rằng, cung cách và tác phong của Mao trong cuộc dành quyền lãnh đạo giống hệt như con quỷ trong truyện Frankenstein.


Mao Trạch Đông - Hồ Chí Minh
Dưới con mắt của nhân dân và các lãnh tụ Trung Hoa thì họ Mao là như thế đấy. Song dù đã một thời gian khá dài, tập đoàn cộng sản Việt Nam lắm kẻ vẫn xem Mao là thần tượng, thậm chí có tên đã tôn thờ Mao như Tồ Hữu, trước đây y thường trích dẫn những lời huênh hoang khoác lác của Mao như những khuôn vàng thước ngọc. Mỗi tư tưởng chỉ đạo phát xuất từ Trung Ương ngoaì "Hồ Chủ tịch" đều có "Mao Chủ tịch" và bỉ ỗi nhứt tên bồi bút đã bốc thối những vần thơ dưới đây:
Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng luá tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòn
Thờ Mao chủ tịch, thồ Xít Ta Lin bất diệt.


Than ôi! Một dân tộc đã từng tự hào có trên 4 ngàn năm văn hiến, với những quá khứ oai hùng. Thế mà giờ đây lại sinh sản ra những tên gia nô, bồi bút. vọng ngoại. Thử hỏi đất nước sẽ đi về đâu?


PNS.


* Bè lũ 4 tên gồm có: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, vương Hồng Văn, Diệu Văn Nguyên


http://www.tinparis.net/thoisu09/2009_05_15_MaotrachDong_PNSA.html

No comments:

Post a Comment