31/10/2011
http://tiembao.multiply.com/journal/item/365/365
Đào Tấn Trực (NLĐ) - Thuộc địa bàn TP Quy Nhơn nhưng học sinh ở thôn Hải Giang hằng ngày phải đi bộ nhiều giờ vượt núi, lội suối mới đến được trường.
Thôn Hải Giang nằm trên bán đảo Phương Mai. Từ đây, nếu theo đường biển thì khoảng 2 hải lý, còn đi đường bộ phải mất khoảng 10 km mới đến được trung tâm TP Quy Nhơn. Hiện có hơn 50 học sinh THCS ở đây hằng ngày phải vượt qua con đường đất xói lở, đá lởm chởm, có những đoạn dốc dựng đứng, hai bên cây gai dại phủ kín hiểm trở để đến Trường THCS Nhơn Hải.
Những học sinh học buổi sáng phải đi từ 4 giờ, học buổi chiều thì khoảng 10 giờ là phải tất tả vượt dốc núi mới kịp giờ vào lớp. Mùa đông, mưa lũ bất thường, các em đi học sớm, về muộn nên trong cặp lúc nào cũng phải mang theo đèn pin để soi đường khi trời chưa sáng hoặc quá tối. Chúng tôi cùng đi với một nhóm học sinh nữ học buổi chiều mới thấy hết nỗi nhọc nhằn, thiệt thòi của các em. Vừa đi vừa quệt mồ hôi đầm đìa trên mặt, em Bùi Thị Điệp, học sinh lớp 8A1, nói: “Đường xa, khó đi nhưng chúng cháu phải cố gắng đi về chứ không ở trọ lại vì nhà ai cũng nghèo”.
Hằng ngày, con em thôn Hải Giang phải vất vả trèo núi, lội suối để đến trường
Nguyễn Thị Anh Thư, học sinh lớp 8A1, kể khổ nhất là lúc mưa to, nước suối chảy mạnh làm nhiều bạn trượt ngã ướt hết sách vở, áo quần. Cách đây chưa lâu, em Trần Hữu Tấn đang học lớp 9, khi đi học về trượt chân khỏi cầu gỗ tạm, may mà chụp được cây cọc và được các bạn chụp tay kéo kịp thời, nếu không thì đã mất mạng. Dù khó khăn nhưng học sinh ở đây vẫn ước mơ học hết lớp 9 rồi vào TP Quy Nhơn học THPT.
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Dân ngụ thôn Hải Giang, có con sang năm vào lớp 6. Chị cho biết đang rất lo lắng vì sắp tới con phải qua chặng đường gian nan như thế để đến trường. Chị tâm sự: “Chuyện học sinh lội suối, trèo núi để đến trường có từ trước đến giờ, chúng tôi chịu khổ quen rồi. Chỉ mong có được cây cầu kiên cố để con em khỏi phải đi lại khó khăn như thế”.
Nhiều học sinh bỏ học
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Nhơn Hải, nói tội nhất là mùa mưa, nhiều lúc các em ướt hết cả sách vở. “Những hôm trời mưa to, khi tan trường, chúng tôi phải buộc các em đi về cùng lúc để giúp đỡ lẫn nhau. Cũng do đường xa, khó đi nên không ít học sinh phải bỏ học giữa chừng. Thầy cô giáo hiểu được hoàn cảnh, đã đến tận từng gia đình động viên, thuyết phục vượt khó, nhờ vậy nhiều em đã đi học lại” - ông Hạnh nói.
Bài và ảnh: Đào Tấn Trực
. Bookmark the permalink.
Nhà nước ta còn nghèo lắm,không đủ tiền để lo cho các cháu,nên hầu như tháng nào cũng có các chương trình vận động ủng hộ,quyên góp đủ thứ từ các cơ quan,xí nghiệp,tháng nào cũng có,năm nào cũng có,nhưng vẫn nghèo nên vẫn phải quyên góp.
Hiện nay các bác phải lấy tiền của nhân dân để làm những công trình hoàng tráng cho thế giới biết VN là ai,chắc tốn cũng khoảng cả ngàn tỷ như :
-Tượng đài bà mẹ VN bị khùng.
-Làm viện bảo tàng
-Sửa chửa chùa một cột.
-..........
Còn xây cầu,làm đường,làm nhà mổi cái cũng tốn khoảng năm chục triệu,các bác lo không nổi,các cháu vì lợi ích TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI mà Bác Hồ đã dạy rồi,phải cố gắng lên,các cháu còn trẻ mà.