Tác giả: Nguyễn Khắc Giang
Nếu nói giao thông đô thị là bộ mặt của xã hội, thì chúng ta đang có một bộ mặt thật đáng xấu hổ. Giao thông có lẽ là điểm nhấn đặc trưng nhất của cuộc sống Việt Nam đương đại. Với những du khách nước ngoài, việc những dòng xe cộ bất tận vẫn có thể lưu thông được trên những con phố chật như nêm mỗi ngày là một bí ẩn không có lời giải đáp thích đáng.
Thậm chí một bài viết trên tờ Guardian của Anh còn cho rằng, ngắm phố xá Hà Nội lúc tan tầm là một thú vui không thể bỏ qua cho những ai tới đây.
Nhưng với người Việt Nam chúng ta, ngày ngày phải lăn lộn trên đường phố, giao thông giống như một cơn ác mộng kinh hoàng hơn là một trò giải trí.
Nhiều người than vãn, không cường điệu một chút nào, là việc đi lại trên đường phố bây giờ chẳng khác gì đi ra mặt trận: Tử thần có thể tìm đến bạn ở bất cứ nơi đâu và trong bất kì thời điểm nào.
Ở Việt Nam, chẳng thiếu gì những chuyện kiểu như xe tải húc đổ nhà dân, hay xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn cho người đi bộ. Điều này có nghĩa là đi đúng luật cũng không đảm bảo cho bạn được an toàn.
Giao thông của những người... tiền sử
Gốc rễ của trật tự và ổn định nằm ở môi trường pháp luật và ý thức chấp hành của người dân. Khi một trong hai thứ này, hoặc cả hai, có vấn đề, nó sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sự hỗn loạn và vô tổ chức. Giao thông ở nước ta là một ví dụ xác đáng nhất cho nhận định đó.
Có người than rằng thế hệ người Việt hiện nay tham gia giao thông mà không có văn hóa giao thông. Nhưng thực ra thì chúng ta có đấy chứ. Đáng buồn rằng đó là thứ văn hóa... tiền sử, chấp hành giao thông theo kiểu luật rừng, mạnh ai người ấy đi, thay vì làm theo những quy tắc được Nhà nước và xã hội thiết lập.
Nếu nói giao thông đô thị là bộ mặt của xã hội, thì chúng ta đang có một bộ mặt thật đáng xấu hổ. Ở đâu đó trên thế giới, người ta đánh đập, chém giết lẫn nhau vì miếng ăn, tự do, hay tôn giáo. Còn ở Việt Nam, đó nhiều khi chỉ đơn giản là một va quệt nhẹ trên đường phố.
Cha ông ta đã từng nói "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Thế nhưng với người Việt, trong khi những cái đẹp phải mất rất nhiều thời gian để cảm nhận được, thì cái xấu bao giờ cũng hiện hữu sờ sờ ngay trước mắt, ngay trên con đường mặt phố.
Đó là sự thiếu tôn trọng con người: Tay chỉ chực bấm còi ầm ĩ, người thì luôn nhấp nhổm tư thế để luồn lách chen ngang nhau, rồi thì ngay cả những người ăn mặc lịch sự nhất cũng có thể dừng xe ngay giữa lòng đường để cãi vã, chửi bới nhau vì những mâu thuẫn không đâu.
Những biến cố đó được tiếp đuôi bởi văn hóa "nhìn ngó, tò mò, và không làm gì cả": Người đi đường sẽ tụ tập rất đông để đứng theo dõi xem chuyện gì xẩy ra, tai nạn hoặc cãi vã nhau, rồi lại...lên xe đi tiếp, chứ không hề có ý định can thiệp. Những vụ tắc đường chỉ vì các đám đông hiếu kì diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam. Cái xấu tiếp theo là sự thiếu tôn trọng luật pháp, xét trên góc độ chấp hành các quy định về giao thông và cả người thực thi pháp luật. Không quá oan khi nói rằng chưa từng có người Việt Nam nào mà chưa từng vi phạm luật giao thông.
Phân làn đường cho các phương tiện trở thành luật...giấy khi ai cũng làm ngơ mỗi khi đường xá quá đông đúc. Người đi bộ tự cho mình cái quyền băng qua đường ở đâu cũng được, người đi xe đạp, xe máy nghĩ rằng vượt đèn đỏ vài giây hay đi ngược chiều một đoạn thì không có vấn đề gì, còn ô tô thì tư duy chẳng khác gì lái một chiếc xe máy bốn bánh cồng kềnh.
Chỉ đến khi cảnh sát giao thông xuất hiện ở những "điểm nóng" thì trật tự mới được cải thiện thêm đôi chút. Tuy nhiên, rồi thì người ta cũng phát hiện ra rằng cảnh sát giao thông cũng chẳng có ba đầu sáu tay để giám sát hết tất cả, và chỉ cần một thoáng được "lơ là", sẽ có một vài chiếc xe vụt lên phía trước trong tiếng còi bất lực của anh cảnh sát.
Tấn hài kịch thường lên đến cao trào khi người vi phạm giao thông bị những người thi hành pháp luật, ở đây là công an giao thông và cảnh sát cơ động, bắt giữ. Hàng loạt những "phép thần thông" được hô biến ra để hòng tránh bị phạt: Xin xỏ, "gọi điện thoại cho người thân", và thậm chí là cả dọa nạt và hành hung lực lượng chức năng.
Quy tắc và luật lệ, như luật giao thông, là điểm cốt lõi để phân biệt xã hội loài người với một quần thể động vật. Một khi những quy tắc và luật lệ đó bị chối bỏ, chẳng khác nào họ chối bỏ tư cách sống trong một xã hội loài người.
Đi xe kiểu Lào
Cách đây tầm non nửa thập kỉ trước, cái mốt so sánh kiểu "đi xe kiểu Lào, ăn Tết Công-gô", trở nên rất thịnh hành trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Cách so sánh này, dù không có ý coi thường quốc gia khác, là nhằm để chê bai một hành động kì quặc, khác thường, trái với quy tắc luật lệ của ai đó trong cuộc sống thường nhật.
Cách so sánh kiểu này tỏ ra vô hiệu khi xét về mặt giao thông. Tìm được một quốc gia có hệ thống và văn hóa giao thông kém hơn Việt Nam quả là một điều không hề đơn giản.
Dù đứng sau Việt Nam khá nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, người Lào hơn hẳn người Việt về ý thức chấp hành luật giao thông.
Trên những con đường xuyên qua các bản làng hẻo lánh trên núi cao, trẻ con Lào chỉ cần nghe thấy tiếng động cơ xe máy, ô tô thôi là đã vội vã nép vào lề đường.
Ở những thành phố lớn của Lào như Luông Pha Băng và Viêng Chăn, hệ thống đèn tín hiệu giao thông không có nhiều, thay vào đó là các biển báo. Những người Việt Nam lần đầu tiên đến đây sẽ thấy rất ngạc nhiên rằng khi đi ra những đoạn giao nhau, người Lào bao giờ cũng chờ cho phương tiện ở đường ưu tiên đi qua hết mới bắt đầu qua đường.
Điều này thật khó xảy ra ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, khi đến cả cảnh sát giao thông cũng không thể ngăn được những người sẵn sàng liều mạng vượt đèn đỏ hay một mình len giữa dòng phương tiện đang di chuyển ngược chiều để "mở đường máu" qua đường.
Chúng ta không thể cứ đổ lỗi cho sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật mãi được. Những vấn đề thuộc về ý thức thì chỉ có thể giải quyết tận gốc được bằng ý thức. Và khi chúng ta không sẵn lòng thay đổi, dù có xây thêm hàng chục cái cầu vượt, mở rộng thêm hàng trăm mét đường, thì tắc nghẽn giao thông vẫn cứ xảy ra.
Gieo nhân nào, gặt quả nấy
Có một câu nói có lẽ là ai cũng đã từng được nghe: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận." Giao thông có thể chỉ là một phạm vi quá nhỏ để bao quát được hết những hành vi, thói quen ứng xử của người Việt Nam, nhưng thực sự, nó đã nói lên được rất nhiều điều.
Và khi cứ mãi gắn mình với các tật xấu tủn mủn, bon chen, coi thường luật pháp như thế, chẳng biết đến bao giờ nước ta mới hóa thành một cường quốc năm châu như người xưa vẫn mong mỏi chờ đợi.
Cũng đừng có ngạc nhiên nếu sau 30 năm nữa, những nước mà chúng ta coi là kém phát triển hơn như Lào và Campuchia sẽ vượt xa chúng ta. Con người là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, là ngọn nguồn của mọi của cải và sự phát triển. Và khi họ có thể xây dựng được một nguồn nhân lực có ý thức, có tri thức, biết hi sinh vì lợi ích chung, thì mọi thứ đều có thể xảy ra.
Nên nhớ rằng 60 năm về trước, nước ta và Hàn Quốc đã cùng chia nhau vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới đấy thôi. Hiện tại như thế nào, ai cũng đã rõ.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-10-21-van-hoa-giao-thong-van-hoa-tien-su-
Thậm chí một bài viết trên tờ Guardian của Anh còn cho rằng, ngắm phố xá Hà Nội lúc tan tầm là một thú vui không thể bỏ qua cho những ai tới đây.
Nhưng với người Việt Nam chúng ta, ngày ngày phải lăn lộn trên đường phố, giao thông giống như một cơn ác mộng kinh hoàng hơn là một trò giải trí.
Nhiều người than vãn, không cường điệu một chút nào, là việc đi lại trên đường phố bây giờ chẳng khác gì đi ra mặt trận: Tử thần có thể tìm đến bạn ở bất cứ nơi đâu và trong bất kì thời điểm nào.
Ở Việt Nam, chẳng thiếu gì những chuyện kiểu như xe tải húc đổ nhà dân, hay xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn cho người đi bộ. Điều này có nghĩa là đi đúng luật cũng không đảm bảo cho bạn được an toàn.
Giao thông của những người... tiền sử
Gốc rễ của trật tự và ổn định nằm ở môi trường pháp luật và ý thức chấp hành của người dân. Khi một trong hai thứ này, hoặc cả hai, có vấn đề, nó sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sự hỗn loạn và vô tổ chức. Giao thông ở nước ta là một ví dụ xác đáng nhất cho nhận định đó.
Có người than rằng thế hệ người Việt hiện nay tham gia giao thông mà không có văn hóa giao thông. Nhưng thực ra thì chúng ta có đấy chứ. Đáng buồn rằng đó là thứ văn hóa... tiền sử, chấp hành giao thông theo kiểu luật rừng, mạnh ai người ấy đi, thay vì làm theo những quy tắc được Nhà nước và xã hội thiết lập.
Nếu nói giao thông đô thị là bộ mặt của xã hội, thì chúng ta đang có một bộ mặt thật đáng xấu hổ. Ở đâu đó trên thế giới, người ta đánh đập, chém giết lẫn nhau vì miếng ăn, tự do, hay tôn giáo. Còn ở Việt Nam, đó nhiều khi chỉ đơn giản là một va quệt nhẹ trên đường phố.
Cha ông ta đã từng nói "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Thế nhưng với người Việt, trong khi những cái đẹp phải mất rất nhiều thời gian để cảm nhận được, thì cái xấu bao giờ cũng hiện hữu sờ sờ ngay trước mắt, ngay trên con đường mặt phố.
Đó là sự thiếu tôn trọng con người: Tay chỉ chực bấm còi ầm ĩ, người thì luôn nhấp nhổm tư thế để luồn lách chen ngang nhau, rồi thì ngay cả những người ăn mặc lịch sự nhất cũng có thể dừng xe ngay giữa lòng đường để cãi vã, chửi bới nhau vì những mâu thuẫn không đâu.
Giao thông giống như một cơn ác mộng kinh hoàng |
Phân làn đường cho các phương tiện trở thành luật...giấy khi ai cũng làm ngơ mỗi khi đường xá quá đông đúc. Người đi bộ tự cho mình cái quyền băng qua đường ở đâu cũng được, người đi xe đạp, xe máy nghĩ rằng vượt đèn đỏ vài giây hay đi ngược chiều một đoạn thì không có vấn đề gì, còn ô tô thì tư duy chẳng khác gì lái một chiếc xe máy bốn bánh cồng kềnh.
Chỉ đến khi cảnh sát giao thông xuất hiện ở những "điểm nóng" thì trật tự mới được cải thiện thêm đôi chút. Tuy nhiên, rồi thì người ta cũng phát hiện ra rằng cảnh sát giao thông cũng chẳng có ba đầu sáu tay để giám sát hết tất cả, và chỉ cần một thoáng được "lơ là", sẽ có một vài chiếc xe vụt lên phía trước trong tiếng còi bất lực của anh cảnh sát.
Tấn hài kịch thường lên đến cao trào khi người vi phạm giao thông bị những người thi hành pháp luật, ở đây là công an giao thông và cảnh sát cơ động, bắt giữ. Hàng loạt những "phép thần thông" được hô biến ra để hòng tránh bị phạt: Xin xỏ, "gọi điện thoại cho người thân", và thậm chí là cả dọa nạt và hành hung lực lượng chức năng.
Quy tắc và luật lệ, như luật giao thông, là điểm cốt lõi để phân biệt xã hội loài người với một quần thể động vật. Một khi những quy tắc và luật lệ đó bị chối bỏ, chẳng khác nào họ chối bỏ tư cách sống trong một xã hội loài người.
Đi xe kiểu Lào
Cách đây tầm non nửa thập kỉ trước, cái mốt so sánh kiểu "đi xe kiểu Lào, ăn Tết Công-gô", trở nên rất thịnh hành trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Cách so sánh này, dù không có ý coi thường quốc gia khác, là nhằm để chê bai một hành động kì quặc, khác thường, trái với quy tắc luật lệ của ai đó trong cuộc sống thường nhật.
Cách so sánh kiểu này tỏ ra vô hiệu khi xét về mặt giao thông. Tìm được một quốc gia có hệ thống và văn hóa giao thông kém hơn Việt Nam quả là một điều không hề đơn giản.
Dù đứng sau Việt Nam khá nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, người Lào hơn hẳn người Việt về ý thức chấp hành luật giao thông.
Trên những con đường xuyên qua các bản làng hẻo lánh trên núi cao, trẻ con Lào chỉ cần nghe thấy tiếng động cơ xe máy, ô tô thôi là đã vội vã nép vào lề đường.
Ở những thành phố lớn của Lào như Luông Pha Băng và Viêng Chăn, hệ thống đèn tín hiệu giao thông không có nhiều, thay vào đó là các biển báo. Những người Việt Nam lần đầu tiên đến đây sẽ thấy rất ngạc nhiên rằng khi đi ra những đoạn giao nhau, người Lào bao giờ cũng chờ cho phương tiện ở đường ưu tiên đi qua hết mới bắt đầu qua đường.
|
Trên đường phố Viêng Chăn ngày nay. Ảnh: skydoor.net |
Chúng ta không thể cứ đổ lỗi cho sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật mãi được. Những vấn đề thuộc về ý thức thì chỉ có thể giải quyết tận gốc được bằng ý thức. Và khi chúng ta không sẵn lòng thay đổi, dù có xây thêm hàng chục cái cầu vượt, mở rộng thêm hàng trăm mét đường, thì tắc nghẽn giao thông vẫn cứ xảy ra.
Gieo nhân nào, gặt quả nấy
Có một câu nói có lẽ là ai cũng đã từng được nghe: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận." Giao thông có thể chỉ là một phạm vi quá nhỏ để bao quát được hết những hành vi, thói quen ứng xử của người Việt Nam, nhưng thực sự, nó đã nói lên được rất nhiều điều.
Có một câu nói có lẽ là ai cũng đã từng được nghe: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận." Giao thông có thể chỉ là một phạm vi quá nhỏ để bao quát được hết những hành vi, thói quen ứng xử của người Việt Nam, nhưng thực sự, nó đã nói lên được rất nhiều điều. |
Cũng đừng có ngạc nhiên nếu sau 30 năm nữa, những nước mà chúng ta coi là kém phát triển hơn như Lào và Campuchia sẽ vượt xa chúng ta. Con người là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, là ngọn nguồn của mọi của cải và sự phát triển. Và khi họ có thể xây dựng được một nguồn nhân lực có ý thức, có tri thức, biết hi sinh vì lợi ích chung, thì mọi thứ đều có thể xảy ra.
Nên nhớ rằng 60 năm về trước, nước ta và Hàn Quốc đã cùng chia nhau vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới đấy thôi. Hiện tại như thế nào, ai cũng đã rõ.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-10-21-van-hoa-giao-thong-van-hoa-tien-su-
No comments:
Post a Comment