Saturday, October 8, 2011

Lào Cai tái lập tỉnh vào ngày Quốc Khánh TQ?

2011-10-07
Sáng mùng 1 tháng 10 vừa rồi, tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức “lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh 1/10/1991-1/10/2011.
Courtesy laocai.vn
Các vị Đại biểu tặng hoa lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Lào Cai nhân lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai 1/10/2011.

Trong mấy ngày qua, công luận trong và ngoài nước thắc mắc và rồi phẫn nộ trước việc giới lãnh đạo Lào Cai tổ chức kỷ niệm ngày tái lập tỉnh đúng vào ngày Quốc Khánh Trung Quốc – chứ không phải ngày Lào Cai thực sự được tái lập hay ngày Lào Cai được thành lập hồi thời Pháp thuộc. Tổng hợp và ghi nhận ý kiến liên hệ, Thanh Quang trình bày vấn đề này như sau:

Công luận phẫn nộ


Theo Đài Tiếng Nói VN VOV thì sáng mùng 1 tháng 10 vừa  rồi, tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức “lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh 1/10/1991-1/10/2011”. Nhân dịp này, theo báo chí trong nước, “Đảng, Nhà nước đã trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai Huân chương lao động hạng nhì”.
Báo Lào Cai cho biết nhân dịp kỷ niệm ấy, “thành phố Lào Cai đã bắt đầu khởi động chương trình chỉnh trang đô thị, trong đó có việc thắp đèn lồng tại các công sở và nhà dân trên một số tuyến”.
Tại sao chọn trùng vào ngày Quốc Khánh TQ là thế nào? Chưa biết rõ động cơ như thế nào nhưng người ta chê cười chứ.
GS Trần Khuê

Trước khi đề cập tới vấn đề đèn lồng TQ bị chỉ trích là không phù hợp với văn hóa VN – mà theo lời chị Huệ ở phường Phố Mới, TP Lào Cai, “Tổ dân phố bắt buộc các hộ dân trên điạ bàn mua để treo”, thì kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai mà giới cầm quyền điạ phương chọn tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 10 vừa không đúng thời điểm thật sự vừa trùng vào ngày Quốc Khánh TQ, khiến công luận phẫn nộ.

Trong khi người dân Việt hiện vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi rằng tại sao giới hữu trách trong nước chọn khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long hồi năm ngoái đúng vào ngày Quốc Khánh TQ mùng 1 tháng 10, thì hôm nay, nghi vấn tương tự cũng được nêu lên cho giới lãnh đạo Lào Cai về ngày tái lập tỉnh. Giáo sư Trần Khuê từ trong nước nhận xét:
“Chuyện ấy là chuyện vớ vẩn. Vì ngay hồi khai mạc Đại Lễ Thăng Long cũng vào mùng 1 tháng 10. Họ vẫn làm cái trò vớ vẩn kiểu ấy. Tại sao chọn trùng vào ngày Quốc Khánh TQ là thế nào? Chưa biết rõ động cơ như thế nào nhưng người ta chê cười chứ. Tôi thấy chuyện này hoàn toàn không có lợi gì về mặt chính trị, xã hội, văn hóa. Đặc biệt về mặt dư luận. Còn phía bên kia thấy bên này tổ chức như vậy mà vui vẻ hoan nghênh cũng là vấn đề cần phải xét.”
lc1-250.jpg
Hôm 01-10-2011, tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức “lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh từ 1/10/1991-1/10/2011. Courtesy laocai.vn
Mạng Dân Làm Báo qua bài “Âm mưu Hán hóa – Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh TQ”, cũng lưu ý đến phản ứng mạnh mẽ của dư luận về chuyện đèn lồng TQ “sờ sờ ra trước mặt”, rồi lại tới việc Lào Cai “tưng bừng ăn mừng đúng vào ngày hội lớn của TQ”, cho đó là “âm mưu thâm độc” của những kẻ mãi quốc cầu vinh cũng như kẻ cướp nước, mở đường cho phương Bắc “từng bước thống trị VN”.

Diễn biến Lào Cai khiến nhà phân tích Vũ Đông Hà đề cập tới điều ông gọi là “Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5”, và nêu lên câu hỏi rằng từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao ngày 1 tháng 10 “tự nhiên” và “đương nhiên” chính thức trở thành ngày tái lập tỉnh Lào Cai?
Cả Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm về việc này vì các ông ấy giải quyết trách nhiệm theo tập thể. Cả mấy ông cố vấn cũng phải chiụ trách nhiệm, chứ không phải riêng ai.
GS Trần Khuê

Nếu ngược dòng thời gian, theo bách khoa tự điển Wikipedia, thì vào ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn Quyền Đông Dương thành lập tỉnh Lào Cai qua một nghị định chuyển chế độ quân quản sang chế độ dân sự để cai trị điạ phương này, và chính mạng Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai cũng ghi nhận thời điểm vừa nói.
Rồi vào ngày 10/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái lập theo Nghị quyết được thông qua trong kỳ họp thứ 9 của Quốc Hội VN khóa VIII.

Âm mưu đen tối?


Như vậy câu hỏi được nêu lên là tại sao Lào Cai không chọn ngày tái lập tỉnh là mùng 10 tháng 10 như Nghị quyết của Quốc Hội khóa VIII, hay ngày thành lập tỉnh 12 tháng Bảy như nghị định hồi năm 1907, mà lại chọn thời điểm trùng vào ngày Quốc Khánh của Bắc Kinh?

Theo công luận thì “Biến cố Lào Cai” cho thấy dấu hiệu đã và đang có “âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc”.
lc2-250.jpg
Các vị Đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai 1/10/2011. Courtesy laocai.vn
Những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc ngày càng bày tỏ quan ngại về thủ đoạn “tầm ăn dâu” của Bắc Kinh nhằm biến Việt Nam thành một hình thức “quyền lợi cốt lõi” của TQ như trường hợp Tây Tạng, Tân Cương, đặc biệt là với sự tiếp tay đắc lực bởi những con người mà blogger Dân Làm Báo mô tả “mang thẻ đỏ và vẫn còn mang nhãn hiệu, quốc tịch Việt Nam”.

Hành động của giới lãnh đạo Lào Cai nói riêng và giới lãnh đạo VN nói chung trong mối liên hệ quy lụy Việt-Trung khiến nhiều người tâm huyết với quê hương luôn khắc khoải cho vận nước, như GS Trần Khuê nhận xét:
“Chuyện lo lắng đó thì đã xảy ra từ lâu rồi, từ Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc đến Công hàm này khác…đủ thứ chuyện.
Dư luận họ không bằng lòng, phản ứng mạnh về những chuyện đó. Và người ta rất chê trách. Tôi cũng đã từng lên tiếng rồi, từ tranh luận trên đài cho tới gởi thư cho ông Giang Trạch Dân của TQ, cho rằng hành động của phía VN như vậy là phản quốc, bán nước rõ ràng trong khi TQ chơi cái trò như vậy là cho người ta biết mình là sô-vanh nước lớn và đẩy người anh em, đồng chí của mình ra tòa án lịch sử và trở thành tội đồ bán nước. Cả Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm về việc này vì các ông ấy giải quyết trách nhiệm theo tập thể. Cả mấy ông cố vấn cũng phải chiụ trách nhiệm, chứ không phải riêng ai. Đối với công luận trong và ngoài nước thì đây là vấn đề tòa án lịch sử. Bây giờ không ai xét xử thì sau này con cháu cũng xét xử.”

“Sự kiện Lào Cai” một lần nữa khiến người dân băn khoăn không biết các lãnh đạo cao nhất của mình nghĩ gì và sẽ làm gì trứơc vận mệnh đất nứơc ngày một lệ thuộc nhiều hơn vào người láng giềng này.

No comments:

Post a Comment