Saturday, October 8, 2011

Vỡ đê ở ĐBSCL:Vì quên lời cảnh báo của các nhà KH?

Tuyến đê bao ở xã Thông Bình (Tân Hồng, Đồng Tháp) bể lúc 2h sáng ngày 3/10 là một cảnh báo đáng quan tâm. Con đê này xây bằng gạch để bảo vệ 800 ha lúa thu đông (vụ ba), khi nước lũ dâng lên thì cũng liên tiếp được xây lên để ngăn nước lũ. Bức tường được chất bao đựng cát bên trong để chống nước lũ xô đổ. Người dân địa phương tự hào gọi đây là “bức tường thành Thông Bình”. Nhưng nó đã bị quật ngã do nước bục dưới chân bức tường.
Điều này, từ lâu các nhà khoa học đã cảnh báo: nền đất ĐBSCL rất yếu, không nên đắp đê chống lũ triệt để ở những vùng ngập sâu như đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, An Giang và vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
 Bức “tường 
thành Thông Bình” bị phá toang sáng 3-10
Bức “tường thành Thông Bình” bị phá toang sáng 3/10

Nhưng chục năm qua, ĐBSCL không có lũ lớn nên lúa vụ ba được mở rộng không ngừng và các địa phương hầu như đã quên lời cảnh báo của các nhà khoa học. Đê bao đã được đắp lên ở nhiều vùng ngập sâu, ngăn lũ triệt để nhằm bảo vệ lúa vụ ba. Năm nay, từ đầu năm, chủ trương của Bộ NN-PTNT đầu tư 200 tỷ đồng để gia cố đê bao, mở rộng diện tích lúa vụ ba, nhằm có thêm một triệu tấn lúa, thì đê bao chống lũ triệt để càng dài ra. Và lũ lớn tràn về đã phá tung hàng loạt đê bao ở vùng ngập sâu bằng sức của khối nước khổng lồ chênh lệch trong và ngoài để 3-4 mét, không xô đổ bên trên thì khoét ngầm dưới chân.
 
Vị trí đê Ô 
Long Vỹ (Châu Phú, An Giang) bể sáng 27/9 đã đẩy mất một ngôi nhà xây 
tường khang trang Ảnh: Sáu Nghệ
Vị trí đê Ô Long Vỹ (Châu Phú, An Giang) bể sáng 27/9 đã đẩy mất một ngôi nhà xây tường khang trang Ảnh: Sáu Nghệ
 Đê Ô Long Vỹ dài hơn chục cây số còn rất nhiều đoạn 
đe dọa hàng trăm ngôi nhà  Ảnh: Sáu Nghệ
Đê Ô Long Vỹ dài hơn chục cây số còn rất nhiều đoạn đe dọa hàng trăm ngôi nhà Ảnh: Sáu Nghệ

Thiệt hại của gần chục nghìn héc-ta lúa mất trắng đối với nông dân là rất lớn. Các gia đình nông dân thường dồn hết lời lãi của hai vụ lúa trước vào vụ ba, như đánh một canh bạc và trắng tay. Nơi chưa mất trắng thì cũng tốn nhiều công sức giữ đê, bơm nước nên lời lãi chưa biết thế nào. Còn tính chi phí cả xã hội, vụ ba năm nay có thể lỗ.
 
Tuyến đê ở xã
 Thường Thới Tiền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) cao mấp mé mái nhà  Ảnh: Gia 
Thọ
Tuyến đê ở xã Thường Thới Tiền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) cao mấp mé mái nhà Ảnh: Gia Thọ

Đắp đê bao triệt để nơi ngập sâu còn đẩy nước dâng cao nhiều nơi khác, gây ra nhiều dòng nước chảy xiết phá hoại hạ tầng cơ sở kỹ thuật, các đô thị, các khu công nghiệp. Thiệt hại toàn cục có khi lớn hơn nhiều lần lời lãi của lúa vụ ba. Hạ tầng kỹ thuật vùng lũ đã được đầu tư nhiều, dù lũ lớn thì năm nay dân tình không còn nháo nhác như năm 2000, nhưng lại nháo nhác với đê bao bảo vệ lúa vụ ba ở vùng ngập sâu. Khuyến cáo không làm đê bao triệt để ở vùng ngập sâu của các nhà khoa học, qua mùa lũ này, chắc được cân nhắc suy tính.

Sáu Nghệ

No comments:

Post a Comment